Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tin học hóa tại bệnh viện
Bộ Y tế "soi" dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu
Sắp điều chỉnh giá dịch vụ y tế
Trên 84% người bệnh đã hài lòng về các dịch vụ y tế (?!)
Nhà nước nên mở cơ chế để bên thứ 3 cung cấp dịch vụ chứng nhận
Thông tuyến là vì lợi ích người dân
Phát biểu tại phiên giải trình về vấn đề thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) do UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức sáng 1/3, Phó Thủ tướng khẳng định: “Chúng ta không nên vì một số thông tin về tiêu cực hay một số nơi khám vượt tuyến nhiều, chi BHYT vượt thu trên 5.000 tỷ đồng mà đặt lại vấn đề về chủ trương thông tuyến. Vì trong tổng số 41,6% tăng chi BHYT chỉ có 5,3% là do vấn đề thông tuyến.
Vậy nên dù có bất cập, không ít vướng mắc, tiêu cực nhưng điều đó không làm lùi quyết tâm là phải tiếp tục đẩy nhanh hơn thông tuyến”.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng các thời hạn thông tuyến năm 2021 do Quốc hội quy định đấy là thời hạn chậm nhất còn sớm ngày nào tốt hơn ngày đó cho người dân.
Nơi nào không tin học hóa y tế là tiêu cực
Nói tới vấn đề quản lý trong lĩnh vực y tế để tránh lạm dụng quỹ, lạm dụng xét nghiệm…, Phó thủ tướng khẳng định, Chính phủ rất quyết liệt trong việc thực hiện tin học hóa.
Phó thủ tướng đánh giá cao việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành cập nhật , chuẩn bị dữ liệu cho tất cả 90 triệu dân và sẵn sàng tin học hóa cũng như thực hiện dự án làm thẻ an sinh, bao gồm cả thông tin bảo hiểm và cả tình trạng sức khỏe, các dịch vụ sinh hoạt khác và chuẩn bị hệ thống thông tin giám định BHYT và thanh toán BHYT tạo ra thông tin thông suốt.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tin học hóa tại bệnh viện, nơi sẽ khó quản lý hiệu quả, chưa nói đến tiêu cực khi phải quản lý hơn 23.000 loại thuốc, gần 17.000 loại dịch vụ y tế, và 148 triệu lượt khám BHYT (năm 2016).
Phó thủ tướng không đồng tình với thời hạn Bộ Y tế đặt ra về việc kết nối thông tin hoàn toàn của 12.000 cơ sở y tế trên toàn quốc vì “không đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng”.
Phó thủ tướng khẳng định: “Chúng ta ngay lập tức phải làm”.
Phó thủ tướng cũng dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: “Nơi nào không nỗ lực tin học hóa cơ sở của mình, để cập nhật vào là nơi đó có biểu hiện tiêu cực”.
Đề xuất ban hành hộ gói dịch vụ y tế cơ bản trước 2018
Khẳng định để giải quyết bền vững những băn khoăn của người dân và đại biểu Quốc hội (lựa chọn nơi khám bệnh, lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế… - PV), Phó thủ tướng cho biết: “Chính phủ đã xác định phải tập trung vào y tế dự phòng, lĩnh vực vốn phát triển chậm hơn chân chuyên sâu, chân điều trị, thông qua đề án tăng cường năng lực y tế cơ sở và mới nhất là Kế hoạch Thực quản lý sức khỏe cho từng người dân gắn với bảo hiểm y tế toàn dân với việc Bộ Y tế phải ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản được chi trả bởi bảo hiểm y tế trước năm 2018”.
Theo đó, toàn dân sẽ được khám cơ bản, tùy theo điều kiện của từng địa phương, để những đối tượng chưa hoặc ít được thụ hưởng các chính sách do luật quy định như trẻ dưới 6 tuổi; Học sinh – sinh viên; Người cao tuổi và những người lao động có hợp đồng… được thăm khám ban đầu. Và quá trình khám cùng với tư vấn phòng bệnh cũng như phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp tổng chi cho y tế giảm.
Đặc biệt, khi cập nhật được dữ liệu sức khỏe của 90 triệu dân quản lý trên phần mềm thì sẽ giải quyết được rất nhiều câu hỏi mà các đại biểu Quốc hội đặt ra (làm thế nào để giám sát, giảm tình trạng lạm dụng quỹ, một người đi khám nhiều lần…).
Hơn thế, gói dịch vụ y tế cơ bản thực hiện tại các Trạm y tế còn giúp nâng cao tay nghề, thêm thu nhập và quan trọng nhất là “làm sao thấy mình có ích” cho các cán bộ y tế xã phường.
Phó thủ tướng cũng chia sẻ Kế hoạch Thực quản lý sức khỏe cho từng người dân gắn với bảo hiểm y tế toàn dân đã được làm thí điểm ở Phú Thọ, Bắc Ninh, và vừa xong là Hà Nội xung phong làm tiếp.
Phó thủ tướng bày tỏ: “Trong quý I/2017 chúng ta chính thức tuyên bố kế hoạch này. Rất mong các đại biểu Quốc hội ủng hộ”.
Bình luận của bạn