- Chuyên đề:
- Suy thận
Ông Nguyễn Hữu Vĩnh cười bảo: Tôi đã tìm được đúng phương pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh suy thận độ 2 cho mình.
Dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang gặp nguy
10 thói quen thường gặp dễ dẫn tới bệnh thận
Mắc hội chứng thận hư có chuyển sang suy thận?
Viêm thận tái phát nhiều lần có bị suy thận?
Người đa bệnh và suýt bị “đánh gục” bởi suy thận độ 2
Kể về quá trình chữa bệnh của mình, ông Nguyễn Hữu Vĩnh cho biết: “Tôi mắc nhiều bệnh lắm. Đặc biệt là tăng huyết áp vô căn từ năm 1992 đến năm 2007. 15 năm mang bệnh là 15 năm kali máu của tôi luôn hạ dẫn đến liệt 2 chân, cứ 2 năm bị liệt một lần rồi tự khỏi. Năm 2007, tôi vào khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị. Bác sỹ chẩn đoán tôi bị u tuyến thượng thận phải và chỉ định mổ. Lúc ấy, tôi chưa muốn mổ mà điều trị bằng các loại thuốc tăng kali, điều tiết hormone. Mãi tới năm 2010, tôi mới quyết định mổ ở Bệnh viện Việt Đức. Sau mổ, huyết áp của tôi ổn định, kali máu cũng tăng. Tôi lại được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra chức năng thận (quy trình bắt buộc đối với tất cả bệnh nhân mổ u tuyến thượng thận). Tại đây, bác sỹ xét nghiệm và cho biết tôi đã bị suy thận cuối độ 2”.
Cũng theo lời ông Vĩnh, tháng 11/2010, ông được chẩn đoán bị suy thận thì tháng 01/2011, tự nhiên da ông tái nhợt, trắng bệch, người mệt mỏi. “Bác sỹ nói tôi nên chuẩn bị tâm lý để thay thận, vì từ cuối độ 2 chuyển sang độ 3 sẽ chỉ trong vòng 6 tháng. Nếu tôi quyết định thay thì phải lấy mẫu mô để chuyển ra nước ngoài. Lúc này, tôi rất hoang mang nên cũng tự đi tham khảo cách chữa của anh rể tôi cũng bị suy thận độ 2. Anh tôi cho biết, trong quá trình điều trị, anh đã dùng kết hợp thuốc Tây và thực phẩm chức năng trong 6 tháng liên tiếp để hỗ trợ điều trị thì từ chỗ suy thận cuối độ 2, bệnh đã chuyển sang đầu độ 2”, ông Vĩnh chia sẻ.
Kinh nghiệm “xương máu” giúp chiến đấu với bệnh thận
Ông Nguyễn Hữu Vĩnh vẫn giữ lại rất nhiều quyển sổ y bạ và các tờ giấy xét nghiệm, đơn thuốc từ rất nhiều bệnh viện ông đã đi qua, “để thấy “cuộc chiến” này cũng gian khổ lắm đấy”, ông Vĩnh cười nói. Theo các tài liệu này, thì từ tháng 2/2011, cùng với điều trị bằng thuốc, ông Vĩnh được hướng dẫn dùng thêm thực phẩm chức năng Ích Thận Vương để hỗ trợ điều trị với liều 4 viên/ngày, trong vòng 1 năm rưỡi. Sau đó, ông giảm xuống 2 viên/ngày cho đến nay. “Năm 2010 các chỉ số xét nghiệm thận của tôi đều rất cao, cụ thể: Ure 21,2mmol/lít, creatinine 242µmol/lít, acid uric 514µmol/lít... Sau đó, cùng với quá trình điều trị, mà tôi cho rằng mình đã chọn đúng, thì các chỉ số này cứ giảm dần qua từng năm. Đến tháng 8/2015, ure còn 12mmol/lít (tiêu chuẩn là 2,5-7,5mmol/lít), creatinine là 197µmol/lít (tiêu chuẩn là 62-120µmol/lít), acid uric là 478µmol/lít (tiêu chuẩn là 180-420µmol/lít). Sau đợt tái khám và xét nghiệm mới đây, bác sỹ nói là tôi chỉ bị suy thận đầu độ 2, cuối độ 1”.
Được biết, trong suốt quá trình điều trị và cho đến tận hôm nay, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và dùng TPCN Ích Thận Vương để hỗ trợ điều trị, ông Vĩnh vẫn duy trì chế độ ăn nghiêm ngặt. Ông chỉ ăn 50g đạm/ngày, ưu tiên là cá, thịt gà, rồi thịt lợn. Ông Vĩnh đã về hưu, nhưng hàng ngày vẫn xuống công trường, lao động tay chân, kéo cáp, leo cột như người khỏe mạnh. Hỏi xin bí quyết thì ông cười nói: “Mình cứ luôn lắng nghe cơ thể mình để tự điều chỉnh, ăn uống, luyện tập cùng với dùng TPCN đúng cách và dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sỹ, là bệnh cũng khắc tự lui thôi”.
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ
Bình luận của bạn