Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương.
Biến thể Delta và mối đe dọa tới trẻ em
Thế giới vượt mốc 200 triệu ca COVID-19 và sự "thống trị" của biến thể Delta
WHO khuyến cáo những ai không nên tiêm vaccine COVID-19 Moderna?
WHO cảnh báo nguy cơ lây lan của các biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm
Trong cuộc họp báo ngày 25/8, , TS.Takeshi Kasai - Giám đốc WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương nói rằng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại Châu Á - Thái Bình Dương "đang tăng mạnh", chủ yếu do biến thể Delta nguy hiểm.
Trang South China Morning Post dẫn lời ông Kasai cho biết, trong 3 tuần đầu tiên của tháng 8, khu vực này chiếm 10% số ca mắc COVID-19 và hơn 8% số ca tử vong trên toàn cầu.
“Ở giai đoạn quan trọng này, chúng ta cần đi đúng hướng. Cùng hợp tác với nhau, chúng ta có thể kiểm soát được dịch bệnh. Cần giảm thiểu mối đe dọa từ virus bằng cách tận dụng tối đa mọi nguồn lực mà chúng ta có” - TS.Kasai phát biểu.
Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cho rằng trước sự gia tăng số ca nhiễm và tử vong ở một số quốc gia trong khu vực, có 2 kịch bản có thể xảy ra trong những tháng tới.
Theo đó, kịch bản đầu tiên là nguy cơ sẽ giảm xuống khi số ca nhiễm được giảm thiểu và COVID-19 được kiểm soát như bệnh cúm theo mùa hoặc như các loại bệnh khác có thể phòng ngừa bằng vaccine, nhờ vào chương trình tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa dịch.
Kịch bản thứ hai là khi biến thể nguy hiểm hơn phát triển, các biến thể lây lan nhanh hoặc gây triệu chứng nặng, làm giảm hiệu quả vaccine. Tiến sĩ Kasai gọi đây là viễn cảnh mà "tất cả chúng ta đều muốn tránh".
Cách ngăn chặn hiệu quả nhất với kịch bản này là nỗ lực hạn chế virus lây truyền ở thời điểm hiện tại. Bởi giống với những mầm bệnh khác, càng lây được vào nhiều người thì virus càng phát triển, biến đổi và sinh ra các biến thể.
Chính vì thế, Tiến sĩ Kasai khẳng định "diễn biến dịch bệnh tương lai phụ thuộc vào hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong những tuần và tháng tới" thông qua việc tiêm phòng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn virus lây trong cộng đồng.
“Biến thể Delta hiện là một mối đe dọa thực sự, là một thách thức lớn đối với cả những hệ thống y tế mạnh nhất trong khu vực. Mỗi quốc gia cần tiếp tục làm tất cả những gì có thể để kiểm soát virus” - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO tuyên bố.
Những nhân viên trong bộ đồ bảo hộ đang chôn cất những nạn nhân của COVID-19 ở Indonesia - Ảnh: Reuters.
Theo bà Tamano Matsui, Giám đốc về thông tin khẩn cấp và đánh giá rủi ro tại văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WHO cho biết Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam là 4 quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong 24 giờ qua. Trong khi đó, các nước Trung Quốc, Singapore và Mông Cổ có số ca nhiễm thấp hơn giữa lúc siết chặt giãn cách xã hội và tỷ lệ tiêm vaccine cao.
Bà Matsui cũng cho rằng, các yếu tố dẫn đến việc gia tăng số ca nhiễm trong khu vực là sự lây lan của biến thể Delta, thiếu tuân thủ biện pháp xã hội và y tế công cộng, khó phát hiện các ca bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng.
Hai vị quan chức của WHO kêu gọi các nước cần làm hết sức để ngăn chặn lây nhiễm vì càng nhiều người bệnh thì virus gây bệnh COVID-19 càng tiến hóa.
WHO đánh giá cao cam kết ở mức cao nhất của Chính phủ Việt Nam về tiêm vaccine COVID-19
WHO đánh giá cao cam kết ở mức cao nhất của Chính phủ Việt Nam trong tiêm phòng COVID-19. Mục tiêu toàn cầu của WHO là tiêm đủ liều cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trước tháng 9 năm nay, 40% đến cuối năm và 70% vào giữa năm sau. Đây là những cột mốc cần đạt được để kết thúc đại dịch.
TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, rất nhiều quốc gia đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung vaccine, không riêng Việt Nam.
"Chúng tôi hiểu rằng, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức để có thể cung cấp đủ vaccine cho người dân. Tất cả vaccine được WHO phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp đều đạt yêu cầu về hiệu quả, an toàn và chất lượng. Nó làm giảm nguy cơ biến thể Delta lây lan trong cộng đồng và gây ra biến thể mới.
Bình luận của bạn