WHO khuyến cáo những ai không nên tiêm vaccine COVID-19 Moderna?

Vaccine Moderna đang được đưa vào tiêm chủng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới

Vaccine COVID-19 của Pfizer & BioNTech hiệu quả cao sau mũi tiêm thứ 3

Người dân phải được tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí

Những điều phụ nữ mang thai cần biết khi tiêm vaccine COVID-19

FDA cấp phép tiêm vaccine COVID-19 liều thứ 3 cho đối tượng nào ở Mỹ?

Vaccine COVID-19 Moderna (mRNA-1273) do công ty Moderna (Mỹ) nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Cụ thể, đoạn mRNA mã hóa cho protein gai (spike protein) đặc hiệu của virus được bao bọc bởi một lớp vỏ lipid để tránh bị phân hủy bởi các enzym trong cơ thể sau khi tiêm. Tiếp đó, đoạn mRNA sẽ được nhận diện bởi các tế bào sao (dendritic cells) và đại thực bào là kháng nguyên lạ, từ đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất ra các tế bào miễn dịch lympho T và lympho B đặc hiệu với virus SARS-CoV-2.

Hiệu quả của vaccine trong nghiên cứu được đánh giá bằng tiêu chí giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng (tính từ thời điểm 14 ngày sau khi hoàn thành liều tiêm thứ 2). Nghiên cứu trên 28207 bệnh nhân (độ tuổi: 18 – 94) cho thấy vaccine Moderna có hiệu quả giảm 94.1% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Mặc dù vaccine Moderna hiệu quả cao nhưng vẫn có những đối tượng không nên tiêm để tránh các tác dụng phụ, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. Theo Ban Cố vấn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về Chiến lược Tiêm chủng, tạm thời việc sử dụng vaccine Modena mRNA-1273 ngừa COVID-19 chỉ cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Ngày 29/6, Việt Nam đã chính thức phê duyệt khẩn cấp vaccine Moderna

Những đối tượng nên ưu tiên tiêm, nên và không nên tiêm vaccine Moderna theo WHO:
1. Đối tượng ưu tiên?
Giống các loại vaccine khác, những đối tượng cần ưu tiên tiêm vaccine Moderna gồm nhân viên y tế và người cao tuổi, những người có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn.

2. Những người có thể được tiêm vaccine Moderna?
Các bệnh có thể xem là bệnh nền/mãn tính được nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 bao gồm bệnh phổi mãn tính, bệnh tim nặng, béo phì nặng, tiểu đường, bệnh gan và nhiễm virus, suy giảm miễn dịch ở người HIV. Mặc dù cần phải tiến hành nghiên cứu thêm về những người bị suy giảm miễn dịch, những người được liệt kê ở trên là nhóm người được khuyến cáo tiêm chủng, có thể tiêm ngay sau khi được tư vấn.

Bệnh nhân có COVID-19 trong quá khứ (đã từng nhiễm COVID-19) cũng có thể được chủng ngừa. Tuy nhiên, những người này có thể hoãn việc tiêm chủng vaccine COVID-19 kể từ ngày bị nhiễm SARS-CoV-2 đến tối đa sáu tháng sau.

3. Phụ nữ mang thai, cho con bú có nên tiêm phòng không?
Khi lợi ích của việc tiêm phòng cho Phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn, WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin COVID-19. Tuy nhiên phụ nữ mang thai cần được cung cấp thông tin về các rủi ro của COVID-19 trong thai kỳ, những lợi ích có thể có của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tại địa phương và những hạn chế của dữ liệu an toàn hiện tại cho phụ nữ mang thai. WHO không khuyến nghị thử thai trước khi tiêm chủng. WHO không khuyến nghị hoãn hoặc chấm dứt thai kỳ do tiêm chủng.

WHO khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể sử dụng vaccine Moderna giống như những người trưởng thành khác, không khuyến nghị ngừng cho con bú vì tiêm phòng.

4. Đối tượng không nên tiêm vaccine Moderna?
- Mặc dù việc chủng ngừa được khuyến cáo cho người cao tuổi do nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nặng và tử vong, những người già yếu có tuổi thọ dự đoán dưới 3 tháng nên được đánh giá riêng.
- Những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin không nên tiêm vắc xin này hoặc bất kỳ vắc xin thuộc dòng mRNA nào khác.
- Những người dưới 18 tuổi

5. Liều khuyến cáo là bao nhiêu?
Vaccine Moderna mRNA-1273 được Ban Cố vấn Chiến lược khuyến cáo là tiêm hai lần (100 microgam, mỗi lần 0,5 ml), cách nhau 28 ngày. Nếu cần thiết, khoảng cách tiêm chủng có thể được kéo dài đến 42 ngày.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu khoảng thời gian kéo dài hơn thời gian được khuyến nghị trong "Danh sách sử dụng khẩn cấp" sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Do đó, các quốc gia đang đối mặt với tỷ lệ mắc COVID-19 cao và những hạn chế nghiêm trọng trong việc cung cấp vaccine có thể xem xét hoãn liều vacine thứ hai đến 12 tuần để đạt được tỷ lệ bao phủ liều đầu tiên cao hơn trong các nhóm dân số ưu tiên cao.

Nên tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ và sử dụng cùng một sản phẩm cho cả hai lần tiêm chủng.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn