Y tế tuần qua: Việt Nam sẽ có vaccine COVID-19 trong tháng 2

Tổng hợp COVID-19 ngày 18/2: 25 ca COVID-19 khỏi bệnh

Dịch COVID-19: Hai bệnh nhân diễn biến rất nặng, tiên lượng xấu

Tổng hợp COVID-19 ngày 17/2: 18 ca mới tại Hải Dương

Tổng hợp COVID-19 ngày 16/2: 40 ca mới tại 3 tỉnh thành

Đồng ý chủ trương mua vaccine phòng COVID-19
Trong phiên họp đầu tiên của Bộ Chính trị trong năm 2021 diễn ra sáng 18/2, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã cơ bản đồng ý về chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho nhân dân. Kinh phí mua, vận chuyển, bảo quản, sử dụng chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Vaccine COVID-19 phải về Việt Nam trong tháng 2
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất các cách tiếp cận chống dịch mới trước tình hình mới, chuẩn bị sẵn sàng cách ly lớn khi tình huống xấu xảy ra… Đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh việc nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 là một nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ và trong tháng 2 phải có vaccine để tiêm phòng cho người dân.

Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong năm 2021
Tại buổi họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 19/2, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đề cập tới quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị: Trong quý I phải phải coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách cũng như lâu dài. Bộ trưởng nhấn mạnh: "Dịch COVID-19 không thể kết thúc được trong 6 tháng đầu năm và ngay cả trong năm 2021. Vì vậy, chúng ta phải làm sao chuẩn bị mọi tình huống, không được chủ quan lơ là với công tác phòng chống dịch bệnh".

Sau Tết Nguyên đán, Hà Nội cần cảnh giác cao độ dịch với COVID-19
Theo PGS Trần Đức Phu, Hà Nội có lưu lượng đi lại rất lớn, sau Tết người dân các địa phương quay trở lại làm việc, sinh sống rất đông nên luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể bùng dịch COVID-19 bất cứ lúc nào.Ông cho biết: “Vừa qua người dân từ Hà Nội về các địa phương ăn Tết rất nhiều, tiếp xúc nhiều người, giờ quay trở lại là quãng thời gian nguy hiểm nhất. 14 ngày là khoảng thời gian virus SARS-CoV-2 ủ bệnh, các trường hợp nếu tiếp xúc với virus phát bệnh nên cần kiểm soát tốt giai đoạn này”.

Thủ tướng yêu cầu xem xét lại khu vực cách ly, tránh lây nhiễm chéo
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc yêu cầu quản lý chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo trong các khu vực được cách ly, phong tỏa. Siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở lưu trú; Đẩy mạnh thực hiện chiến lược khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc, xét nghiệm rộng và nhanh...

Đã tìm ra F0 của Chùm lây nhiễm ở Hải Dương
Chỉ sau 2 ngày phát hiện chùm 4 ca lây nhiễm trong cùng 1 gia đình, cơ quan chức năng Hải Dương đã xác định được nguồn lây nhiễm (F0). Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hải Dương cho biết F0 của chùm lây nhiễm mới ngoài cộng đồng này là từ nhân viên tẩm quất người mù (dương tính với COVID-19 khi tiếp xúc với người lây bệnh trong một đám cưới ở Nam Sách).

Cảnh báo biển chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người kể từ khi được phát hiện vào đầu năm 2020. Virus SARS-CoV-2 ngày càng xuất hiện nhiều biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nước Anh vừa phát hiện một biến chủng mới (B1525) chứa đột biến E484K, loại có trong chủng B1351 của Nam Phi và P.1 từ Brazil, có thể kháng vaccine. Chỉ sau 3 ngày, biến chủng này đã xuất hiện ở 13 quốc gia, vùng lãnh thổ.

WHO cảnh báo việc phân bổ vaccine COVID-19
Các chuyên gia y tế của Tổ chức Y tê thế giới (WHO) cảnh báo không nên chủ quan ngay cả khi vaccine ngừa đại dịch được lưu hành trên toàn thế giới. Hiện có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân và đã tiêm ít nhất 187.892.000 liều. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho rằng các thỏa thuận mua bán vaccine đơn lẻ sẽ làm "xói mòn" nỗ lực phân phối vaccine công bằng trên thế giới. Theo ông Tedros, thay vì phân phối một cách đơn lẻ, các quốc gia sản xuất vaccine ngừa COVID-19 nên tài trợ vaccine cho các nước khác thông qua cơ chế COVAX, qua đó đảm bảo sự tiếp cận công bằng.

Tình hình COVID-19 trên toàn thế giới
Tính đến 06h00 ngày 20/2, thế giới có tổng cộng 111.211.786 người mắc; 2.461.880 người tử vong. Mỹ vẫn làm nước có nhiều ca nhiễm (28.595.789 người mắc) và tử vong nhất thế giới (504.440 người). Việt Nam có tổng cộng 2.362 ca mắc COVID-19, 1.627 ca được chữa khỏi và 35 ca tử vong. Chỉ tính trong tuần qua, Việt Nam có thêm 124 ca nhiễm mới trong cộng đồng, chủ yếu ở Hải Dương và đã được cách ly. 

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin