10 vụ ngộ độc nấm xảy ra trong tháng 5

Việt Nam hiện có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau

Kinh nghiệm dân gian xử trí ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm rừng, 2 người tử vong

19 bệnh nhân ngộ độc nấm rừng đã ra viện

Kịp thời xử lý ngộ độc nấm rừng tại Lai Châu

Cụ thể, Kon Tum là địa phương ghi nhận nhiều vụ ngộ độc do nấm nhất với 4 vụ, tiếp đến là một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu với 2 vụ, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái xảy ra 1 vụ. Đây là những khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc có tập quán thu hái và sử dụng nấm mọc tự nhiên để làm thực phẩm.

Tính từ đầu năm 2015 đến nay, toàn quốc đã ghi nhận 12 vụ ngộ độc do nấm độc, làm 56 người mắc, 52 người đi viện và 4 người tử vong; So với cùng kỳ năm 2014, số vụ tăng 1 vụ, số mắc tăng 10 người, số đi viện tăng 7 người, tuy nhiên tử vong giảm 9 người.

Để phòng chống ngộ độc do nấm độc, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) khuyến cáo người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại, nấm lạ, không rõ nguồn gốc, nấm nghi ngờ không bảo đảm an toàn dù chỉ một lần. Khi phát hiện sớm các triệu chứng ngộ độc liên quan đến việc ăn nấm (buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, đau đầu…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Cục ATTP cũng khuyến các loại nấm có đủ: Mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc. Bên trong thân cây nấm mầu hồng nhạt, mũ nấm mầu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc.

Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau, trong đó có những loài có độc tố gây chết người như nấm độc tán trắng, nấm ô tán trắng phiến xanh, nấm độc trắng hình nón. Độc tố nằm trong toàn bộ cây nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm). Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu và thường gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, rất phức tạp và khó tiên lượng.
Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn