- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Ốm nghén, buồn nôn và nôn mửa khi mang thai phải làm sao?
Làm gì để hạn chế nôn khi nghén?
Bị nôn 20 lần/ngày, không ăn gì cả tháng vẫn sinh con khỏe mạnh
Ốm nghén giúp giảm nguy cơ sảy thai?
Vượt qua cơn ốm nghén
1. Ăn bánh mì nướng khô hoặc bánh cracker khi vừa thức dậy
Nếu bạn thường bị ốm nghén khi thức dậy, ăn bánh cracker hoặc bánh mì nướng khô trước khi bạn ra khỏi giường có thể có ích. Chúng sẽ giúp ổn định dạ dày và cung cấp thêm năng lượng. Bạn cũng nên thoải mái và từ từ ra khỏi giường để không cảm thấy buồn nôn.
2. Ăn những bữa ăn nhỏ
Nếu bạn thấy dễ bị nôn khi ăn nhiều, hãy ăn các bữa nhỏ. Ăn một số thực phẩm giữa các bữa ăn chính có thể giúp ích vì để bụng đói có thể gây buồn nôn.
Ngoài ra, nhâm nhi nước thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ nôn mửa hơn là uống một lượng lớn nước cùng một lúc. Bạn có thể uống nước dừa, nước trái cây hoặc rau, thậm chí uống sữa cũng có lợi.
3. Tránh thức ăn nóng
Không có gì hấp dẫn như mùi thơm của một bữa ăn nóng sốt. Nhưng trong thời kỳ mang thai, mọi thứ biến mất, những mùi này có thể khiến bạn thấy buồn nôn. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn thức ăn ở nhiệt độ phòng, hoặc thậm chí lạnh hơn một chút vì thức ăn nguội không dậy mùi như khi nóng.
4. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc cay có thể gây buồn nôn trong suốt thời kỳ mang thai.
Để giảm ốm nghén, bà bầu nên hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
5. Ghi nhật ký ốm nghén
Ghi nhật ký ốm nghén giúp bạn theo dõi những loại thực phẩm gây buồn nôn. Điều này cũng giúp bạn nhận ra thời điểm nào trong ngày bạn dễ bị buồn nôn hoặc nôn nhất. Một số mùi như cà phê hoặc trà, hoặc đứng lên đột ngột cũng có thể gây buồn nôn. Hãy ghi lại tất cả để giúp bạn xác định được nguyên nhân để tránh.
6. Nghỉ ngơi
Đi lại nhiều và mệt mỏi có thể làm trầm trọng thêm chứng ốm nghén. Hầu hết phụ nữ thấy rằng nằm ngủ trong một thời gian có thể làm giảm buồn nôn.
7. Ngửi mùi chanh
Trong một số nghiên cứu, phụ nữ mang thai ngửi hương thơm của tinh dầu chanh ngay khi cảm thấy buồn nôn làm giảm các triệu chứng rõ rệt. Bạn có thể dùng bộ khuếch tán với vài giọt tinh dầu chanh trong phòng ngủ hoặc nhỏ một chút vào khăn.
8. Dùng nhiều loại tinh dầu
Hãy thử hít ngửi hương thơm của hỗn hợp các loại tinh dầu: 4 giọt dầu gừng, 1 giọt tinh dầu sả, 1 giọt tinh dầu hoa hồng. Hoặc bạn có thể trộn 2 giọt tinh dầu bạch đậu khấu, 2 giọt tinh dầu gừng và 2 giọt tinh dầu cam.
Nên nhớ rằng tinh dầu bạc hà thường được sử dụng để chống buồn nôn, nhưng không dùng loại tinh dầu này trong thai kỳ.
9. Uống trà gừng
Nghiên cứu cho thấy, một hợp chất được gọi là gingerol có trong gừng có thể làm giảm buồn nôn. Cho 0,5 - 1 thìa cà phê gừng tươi trong cốc nước nóng rồi từ từ thưởng thức.
10. Ấn 3 ngón tay bên dưới cổ tay
Y học truyền thống Trung Quốc tin rằng, bệnh tật là do sự tắc nghẽn của dòng chảy năng lượng trong cơ thể. Kích thích các điểm đặc biệt có thể khôi phục lại sức khỏe nhờ loại bỏ sự tắc nghẽn năng lượng này.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc kích thích điểm được gọi là P6 có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa. Bạn chỉ cần ấn nhẹ ngón tay lên điểm này ngay khi cảm thấy buồn nôn.
Ấn vào điểm P6 có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa
11. Bổ sung vitamin B6
Vitamin B6 rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Vitamin này còn có thể giúp giảm bớt buồn nôn trong thai kỳ. Thực phẩm như cá, thịt gia cầm, khoai tây, bánh mì, sữa, gạo nâu, mầm lúa mì và bột yến mạch có chứa vitamin B6. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ về việc bổ sung vitamin này quá mức có thể gây hại.
12. Tập yoga
Tập yoga trong thời kỳ mang thai đã được chứng minh giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, đau lưng và giảm ốm nghén.
Các tư thế như balasana, ardha chandrasana và prasarita padottanasana có thể đặc biệt hữu ích. Bạn nên tập yoga với người hướng dẫn, huấn luyện viên để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bình luận của bạn