4 yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở phụ nữ

5 cách để bảo vệ trái tim trong dịp Giáng sinh

Lưu ý cho người bệnh tim mạch khi tập thể dục trong thời tiết lạnh

Ăn gì để tốt cho tim và mạch máu của bạn?

Ngủ ngáy có phải dấu hiệu của bệnh tim?

Mang thai muộn

Bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh tim nếu có thai sau tuổi 40. Khi bạn già đi, các tế bào nội mô sẽ bị suy giảm từ từ, điều này dẫn tới các rối loạn chức năng nội mô và khiến các động mạch trở nên cứng, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Đặc biệt nếu bạn có nồng độ cholesterol trong máu cao thì sẽ khiến các mảng bám tích tụ càng nhiều trong động mạch và làm động mạch bị tắc nghẽn.

Làm việc theo ca

Nếu bạn phải làm việc theo ca thì sức khỏe tim mạch của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Làm việc vào đêm khuya gây ra những thay đổi trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc phải làm việc theo ca không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể, làm tăng mức độ hormone căng thẳng.... Ngoài ra, thiếu ngủ và stress liên tục sẽ kích thích cơ thể sản xuất các cytokine gây viêm, lắng đọng cholesterol trên thành động mạch...

Vấn đề nội tiết

 Tỷ lệ phụ nữ trẻ mắc bệnh tim ngày một gia tăng

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi từ 20 - 30 mắc bệnh tim ngày một gia tăng. Ngoài yếu tố lối sống thiếu tích cực thì các vấn đề nội tiết như mất cân bằng hormone tuyến giáp và bệnh đái tháo đường type 1... có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khối u ở tuyến thượng thận cũng làm tăng nồng độ hormone adrenaline, gây rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tim mạch.

Bổ sung dưỡng chất không an toàn

Phụ nữ mang thai, hoặc mãn kinh thường được các bác sỹ khuyên uống bổ sung calci vì cơ thể dễ bị mất calci khi bạn đã có tuổi. Tuy nhiên, việc uống bổ sung calci quá nhiều có thể gây lắng đọng calci, làm cứng các động mạch và tăng áp lực trong động mạch. Ngoài ra, uống quá nhiều vitamin A và vitamin E... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do bạn bị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, phụ nữ cần lưu ý những điều sau:

- Không nên tự ý bổ sung các chất dinh dưỡng như calci, vitamin E... mà không tham khảo ý kiến của các bác sỹ.

- Giữ huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách kiểm tra nó 6 tháng/lần.

- Nói không với thuốc lá và hạn chế ở những nơi có khói thuốc vì việc hút thuốc lá trực tiếp và hút thuốc lá thụ động đều làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

- Đi bộ ít nhất 5 lần/tuần và mỗi lần trong khoảng 30 phút, thực hiện các bài tập Yoga và thiền để cải thiện chức năng tim.

- Định kỳ đi khám bác sỹ để theo dõi và kiểm tra tình hình sức khỏe.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch