- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Dịp lễ Tết luôn là một thách thức lớn với người bệnh đái tháo đường
Muốn phòng đái tháo đường: Kiểm soát chế độ ăn và cân nặng thế nào?
Rối loạn cương dương ở người đái tháo đường có phải do thuốc điều trị?
Đường huyết không ổn định khi mắc đái tháo đường: Hãy ăn các thực phẩm sau!
7 thói quen “xấu” khi còn trẻ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Rutika Murudkar, một chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ cho biết: “Trong các dịp lễ hội, nồng độ đường huyết khi đói và đường huyết sau ăn thường có sự biến động lớn. Điều này có thể khiến chỉ số HbA1c tăng cao, dẫn tới nguy cơ phát triển nhiều biến chứng đái tháo đường nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh”.
Do đó, người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên tự đo đường huyết để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn, phòng ngừa đường huyết tăng quá cao hoặc hạ quá thấp. Chuyên gia Rutika Murudkar cũng gợi ý 4 cách giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết dịp lễ Tết:
Nói “không” với bánh kẹo ngọt, mứt tết
Người bệnh đái tháo đường nên chọn những thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như đường thốt nốt, quả chà là, quả sung… thay cho đường tinh luyện và chất tạo ngọt nhân tạo có trong các loại mứt tết hoặc kẹo ngọt. Bạn cũng có thể thêm trái cây tươi, các loại quả hạch vào các món tráng miệng, bánh quy mặn thay vì ngọt để bổ sung chất xơ cho các món ăn.
Không dùng các chất tạo ngọt nhân tạo để kiểm soát đường huyết tốt hơn
Các thực phẩm giàu chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thu đường, giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết sau ăn. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng nên theo dõi đường huyết trước và sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn các bữa cơm tất niên, các bữa cơm chung với cả nhà… Điều này sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều.
Lựa chọn thực phẩm một cách thông minh
Người bệnh đái tháo đường nên lập kế hoạch ăn uống trong dịp lễ Tết một cách cẩn thận và thông minh. Chắc chắn bạn bổ sung đủ carbohydrate phức tạp và chất xơ bằng cách ăn nhiều rau củ và thịt nạc (như cá, thịt gà). Tránh các món ăn truyền thống ngày Tết có quá nhiều chất béo (các món chiên rán, thịt đông, chân giò…), cả bánh chưng cũng nên hạn chế.
Tốt nhất bạn nên hạn chế khẩu phần ăn của mình, đừng nghĩ rằng đây là dịp đặc biệt mà tự cho mình ăn quá nhiều, “tạm ngừng” chế độ ăn lành mạnh.
Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Người bệnh đái tháo đường sẽ thường hay cảm thấy khát do nồng độ đường huyết cao làm cạn kiệt chất lỏng trong cơ thể. Do đó, hãy mang theo một chai nước bên người khi đi chơi Tết, đi thăm họ hàng… Điều này sẽ nhắc nhở bạn luôn uống đủ nước.
Tránh bỏ bữa
Nhiều người có thể vô tình bỏ qua một vài bữa ăn trong sự hối hả của những ngày Tết. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, điều này có thể gây biến động đường huyết nguy hiểm. Chỉ bỏ một bữa ăn cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng sản sinh insulin của cơ thể. Ngoài ra, nhịn ăn quá lâu cũng làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, buồn nôn, tiêu chảy… ở người bệnh đái tháo đường.
Dùng thêm sản phẩm giúp ổn định đường máu
Một vài tuần trước và sau tết, bạn có thể dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ có khả năng kiểm soát toàn bộ chu trình chuyển hóa đường của cơ thể, để giúp ổn định đường máu, từ đó tiến tới giảm chỉ số HbA1c.
Các chuyên gia y học cổ truyền khuyến khích bạn nên tìm hiểu về những sản phẩm có chứa các thảo dược dân gian chẳng hạn như lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng… bởi khả năng giúp giảm và ổn định đường huyết, đặc biệt hiệu quả cho người mới mắc.
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên đi khám, kiểm tra chỉ số HbA1c trước khi nghỉ Tết để có hướng kiểm soát đường huyết tốt nhất. Ngoài ra, hãy thảo luận với bác sỹ nếu bạn cần điều chỉnh thuốc hoặc phải điều trị bằng insulin.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Bình luận của bạn