- Chuyên đề:
- Bệnh tự miễn
Lupus ảnh hưởng đến các cơ quan chính của cơ thể, thường tấn công các khu vực như da, thận, tim, máu, khớp và thần kinh
Lupus ban đỏ: "Sự nhầm lẫn" của cơ thể
Thuốc cá thể hóa - hướng tiếp cận mới với bệnh Lupus
Khám miễn phí bệnh viêm mũi dị ứng và Lupus ban đỏ
Ngừa bệnh lupus ban đỏ với nghệ
1. Các dấu hiệu và triệu chứng
Theo Học viện Lupus Mỹ, giống như rối loạn tự miễn dịch, các triệu chứng của bệnh lupus đến và đi, bùng phát lặp đi lặp lại khi bệnh trở nặng. Các triệu chứng của lupus có thể dao động từ nhẹ đến nặng và thay đổi ở mỗi bệnh nhân khác nhau.
Được coi là một căn bệnh thấp khớp, lupus đôi khi được phân loại như là một loại viêm khớp nhưng nó không chỉ giới hạn trong các khớp. "Thật không may, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus thường mơ hồ, ít phổ biến và không đặc hiệu", TS. Arta Bakshandeh – một bác sỹ nội khoa cấp cao của Tổ chức Y tế Alignment (Mỹ) cho biết.
Những triệu chứng này có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, sốt, đau nhức cơ bắp và mất trọng lượng. Bởi vì các triệu chứng của lupus là rất đa dạng, một số bệnh nhân đã bỏ qua nó cho đến khi chúng trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng. Elena Anciro – một trong những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lupus ban đỏ vào 2001 chia sẻ cảm nhận của mình trên blog cá nhân Face Forward: "Khi lupus ảnh hưởng chức năng não của tôi, lúc đấy tôi mới nhận ra rằng chấp nhận và cởi mở chính là chìa khóa để phục hồi và duy trì sức khỏe."
Bakshandeh cho biết, điều khó chịu nhất đối với bệnh nhân lupus là tránh ánh sáng mặt trời. Bakshandeh nói: "Một vài bệnh nhân đã bày tỏ với tôi nỗi buồn của họ vì họ không thể đi bộ đường dài hoặc đi ra bãi biển bởi vì ánh sáng mặt trời sẽ làm trầm trọng thêm bệnh lupus".
2. Rất khó chẩn đoán
Bệnh lupus có xu hướng bắt chước các triệu chứng của các bệnh khác vì vậy nó rất khó chẩn đoán. Khoảng 97% bệnh nhân bị lupus có xét nghiệm dương tính với kháng thể kháng nhân tế bào. Tuy nhiên, một số người không có bệnh lupus khi xét nghiệm cũng dương tính với kháng thể kháng nhân tế bào.
Để chẩn đoán, các bác sỹ thường kết hợp các triệu chứng hiện tại, lịch sử y tế, bệnh sử gia đình và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bakshandeh nói: "Mang thai cũng có thể gây bùng phát lupus và đây thường là lần đầu tiên bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh".
Song song đó, bệnh cũng thường được chẩn đoán sau khi bệnh nhân có những biểu hiện trên da như nổi mẩn, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, các tổn thương niêm mạc như miệng, rụng tóc và nhiều dấu hiệu khác.
Buồn nôn là một trong những triệu chứng của lupus
3. Có nhiều hơn một loại lupus
Bệnh lupus ảnh hưởng đến các cơ quan chính của cơ thể, thường tấn công các khu vực như da, thận, tim, máu, khớp và thần kinh. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), lupus viêm thận ảnh hưởng tới 60% bệnh nhân lupus. Lupus ban đỏ cũng không phải là trường hợp quá hiếm gặp (chiếm khoảng 10%) .
4. Đôi khi lupus là tạm thời
Có nhiều trường hợp bị lupus là do thuốc. Hội chứng này sẽ làm xuất hiện các triệu chứng tương tự như bệnh lupus. Triệu chứng lupus sẽ mất đi sau một vài tháng sau khi ngưng thuốc và hiếm khi gây thiệt hại cho các cơ quan trong cơ thể.
Thuốc điều trị tăng huyết áp, procainamide (một loại thuốc điều trị nhịp tim không đều) có thể là một thủ phạm gây ra lupus tạm thời. Ít phổ biến hơn, các loại thuốc isoniazid dùng để điều trị lao cũng có thể gây bệnh lupus do thuốc.
Theo Học viện Lupus Mỹ, lupus sơ sinh cũng là một dạng lupus tạm thời. Đó là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi các em bé có một người mẹ mắc bệnh lupus. Các triệu chứng thường biến mất trước khi em bé được một tuổi. Hầu hết trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị lupus hoàn toàn khỏe mạnh.
5. Lupus ảnh hưởng nhiều nhất đến phụ nữ da đen
Phụ nữ da đen có nguy cơ phát triển lupus cao gấp 2 – 3 lần phụ nữ da trắng. Lupus khởi phát trong độ tuổi từ 15 đến 44 và khoảng 90% mắc bệnh là phụ nữ. Đây là lý do tại sao lupus thường được coi là một căn bệnh của phụ nữ trẻ.
Bình luận của bạn