Yếu mệt, khát nước, ít đi tiểu... là dấu hiệu mất nước dễ nhận biết
10 điều đáng sợ có thể xảy ra khi cơ thể bị mất nước
Mất nước không chỉ gây khát mà còn có những biểu hiện này
7 cách đơn giản để chống mất nước, thiếu nước mùa Hè
7 dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước
Cơ thể mất nước sẽ thế nào?
Khi bị mất nước, cơ thể sẽ không có đủ lượng chất lỏng cần thiết để hoạt động bình thường. Mất nước làm mất cân bằng khoáng chất (đường và muối) trong cơ thể. Nếu mất nước không được khắc phục sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tổn thương não, thậm chí có thể tử vong.
Dấu hiệu mất nước
Khát nước là một trong những dấu hiệu mất nước. Nước tiểu có màu vàng đậm hơn bình thường. Những dấu hiệu này xuất hiện là khi cơ thể cố gắng kiểm soát tình trạng mất nước bằng cách tăng lượng nước và giảm mất nước. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết các triệu chứng mất nước nhờ những dấu hiệu sau:
Dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ khóc mà không rơi nước mắt hay rơi vài giọt nước mắt.
- Bé có những đốm mềm (gọi là thóp) trong đó xương sọ chưa liền với nhau. Một điểm mềm chìm là dấu hiệu của mất nước.
- Miệng khô.
- Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường, tã không ướt trong khoảng 3 tiếng. Nước tiểu màu vàng đậm.
- Trẻ buồn ngủ nhiều hơn bình thường.
- Trẻ thở nhanh bất thường.
- Bàn tay và bàn chân của trẻ lạnh và nhợt nhạt.
Trẻ khóc mà không rơi nước mắt là dấu hiệu mất nước
Dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ:
- Trẻ có vẻ không khỏe.
- Trẻ có thể thờ ơ hoặc cáu kỉnh.
- Trẻ ít đi tiểu hơn bình thường.
- Trẻ thở nhanh hơn. Trẻ 6 - 12 tháng tuổi có thể thở 50 hơi trong 1 phút, trẻ trên 12 tháng có thể thở 40 hơi trong 1 phút.
- Nhịp tim của trẻ có thể nhanh bất thường. Bạn có thể quan sát nhịp tim trên 160 nhịp mỗi phút ở trẻ dưới 1 tuổi, hơn 150 nhịp mỗi phút ở trẻ trên 1 tuổi và hơn 140 nhịp mỗi phút ở trẻ 2 - 5 tuổi.
Nếu mất nước nghiêm trọng, các triệu chứng sau đây sẽ xuất hiện:
- Trẻ lờ đờ, mỏi mệt.
- Da trẻ trở nên nhợt nhạt hoặc lốm đốm.
- Bàn tay và bàn chân lạnh do lưu thông máu chậm lại.
- Hơi thở và nhịp tim tăng nhanh.
Dấu hiệu mất nước ở người lớn:
- Ít đi tiểu.
- Bạn có thể cảm thấy thờ ơ hoặc mệt mỏi.
- Mất sức chịu đựng hoặc sức mạnh.
- Cảm thấy chóng mặt, lâng lâng, buồn nôn.
- Có thể bị đau đầu hoặc chuột rút.
- Miệng, môi, lưỡi và mắt cảm thấy khô.
- Đôi mắt có vẻ trũng.
- Mạch có thể nhanh hơn.
Nếu mất nước nghiêm trọng, bạn có thể nhận thấy:
- Ngày càng thờ ơ, yếu mệt.
- Không đi tiểu trong một thời gian dài (khoảng 8 tiếng).
- Trông nhợt nhạt, mất ý thức.
- Chóng mặt khi đứng dậy và cơn chóng mắt không hết sau vài giây.
Nên làm gì khi bị mất nước?
Uống nước sẽ giúp bù nước. Nhưng hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên uống nước khi bị mất nước, vì điều này có thể làm loãng nồng độ khoáng chất trong cơ thể. Thay vào đó, hãy cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn, uống dung dịch bù nước (oresol) để thay thế muối và đường đã bị mất.
Khi nào nên đi khám?
Mất nước nghiêm trọng nên được điều trị ngay. Hãy thông báo với bác sỹ nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có dấu hiệu mất nước, ngay cả nó không nghiêm trọng. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sỹ nếu trẻ bị tiêu chảy 6 lần trở lên trong 24 giờ, hoặc nôn 3 lần trở lên trong 24 giờ.
Bình luận của bạn