Nhiệt miệng, loét miệng do đâu, chữa thế nào?

Nhiệt miệng, loét miệng là những tổn thương nhỏ, đau

9 bài thuốc Đông y giúp trị nhiệt miệng hiệu quả

Phân biệt nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng

Vì sao bạn thường xuyên bị nhiệt miệng khi Hè về?

Bị nhiệt miệng chữa thế nào cho nhanh khỏi?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng, loét miệng

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiệt miệng, loét miệng, điển hình như: 

- Chấn thương miệng do đánh răng hay các thủ tục nha khoa;
- Chấn thương do tập thể dục;
- Vô tình cắn phải niêm mạc miệng;
- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate;
- Nhạy cảm với thực phẩm có tính acid như dâu tây, cam quýt, dứa và các thực phẩm khác như chocolate, cà phê;
- Thiếu vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin B12, kẽm, folate và sắt;
- Dị ứng với vi khuẩn miệng;
- Niềng răng;
- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Căng thẳng hoặc thiếu ngủ;
- Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm;
- Loét miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh celiac (một tình trạng cơ thể không thể dung nạp gluten), bệnh viêm ruột, đái tháo đường, bệnh Behcetet (một tình trạng gây viêm khắp cơ thể), hệ thống miễn dịch bị trục trặc khiến cơ thể tấn công các tế bào miệng khỏe mạnh thay vì virus và vi khuẩn, HIV/AIDs. Những vấn đề sức khỏe này cần phải được điều trị. 

Bàn chải đánh răng cứng, hút thuốc lá, ăn chocolate có thể dẫn đến nhiệt miệng, loét miệng

Những triệu chứng loét miệng, nhiệt miệng

Có 3 loại loét miệng: Vết loét nhỏ, vết loét lớn và phồng rộp miệng. 

- Vết loét nhỏ có thể là vết loét hình bầu dục hoặc tròn nhỏ, lành trong vòng 1 đến 2 tuần mà không để lại sẹo.

- Vết loẹt lớn thường sâu hơn, có các cạnh không đều và có thể mất đến 6 tuần mới khỏi. Vết loét lớn có thể để lại sẹo. 

- Viêm da dạng phồng rộp miệng thường ảnh hưởng đến người lớn. Vết phồng rộp thường sẽ lành trong vòng 1 đến 2 tuần. 

Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu nhận thấy: 

- Vết loét miệng lớn bất thường;
- Xuất hiện những vết loét miệng mới khi những vết loét cũ chưa lành;
- Vết loét miệng kéo dài hơn 3 tuần;
- Vết loét không đau;
- Vết loét miệng kéo dài đến môi;
- Không thể ăn uống được gì;
- Sốt cao hoặc tiêu chảy khi có vết loét miệng.

Điều trị nhiệt miệng, loét miệng thế nào? 

Hầu hết các vết loét miệng không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn bị loét miệng thường xuyên hoặc cực kỳ đau đớn, bạn có thể áp dụng các biện pháp làm giảm đau và giúp vết loét nhanh lành. 

- Sử dụng nước muối và baking soda;

- Bôi baking soda lên vết loét;

- Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ như Orajel hoặc Anbesol;

- Chườm đá vào vết loét;

- Sử dụng nước súc miệng có chứa steroid để giảm đau và sưng;

- Đắp túi trà đã qua sử dụng lên vết loét miệng;

- Bổ sung thêm các dưỡng chất như acid folic, vitamin B6, vitamin B12 và kẽm;

- Uống trà hoa cúc, rễ cam thảo...

Mẹo để phòng ngừa nhiệt miệng, loét miệng 

- Tránh các thực phẩm gây kích ứng miệng như các loại trái cây có tính acid như dứa, bưởi, cam, hoặc chanh, cũng như các loại hạt, khoai tây chiên, hoặc bất cứ thứ gì cay. Thay vào đó, hãy chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây, rau củ có tính kiềm (không acid). 

- Có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và uống vitamin tổng hợp hàng ngày. 

- Tránh nói chuyện trong khi nhai thức ăn để giảm nguy cơ cắn vào miệng. 

- Giảm căng thẳng. Vì căng thẳng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có nhiệt miệng.

- Chú ý vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và đánh răng sau khi ăn. 

- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ.

- Tránh dùng bàn chải đánh răng cứng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.

Vân Anh H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp