Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng
A nguỳ - gia vị cổ lành mạnh cho hội chứng ruột kích thích
Giải pháp giảm đau mới cho hội chứng ruột kích thích từ nọc độc nhện
Kiểm tra hơi thở chẩn đoán chính xác 89,4% hội chứng ruột kích thích
Bị hội chứng ruột kích thích nên phơi nắng nhiều hơn
Dưới đây là hướng dẫn của Tiến sỹ Neha Gupta, Chuyên gia dinh dưỡng, Bệnh viện Fortis, Delhi, Ấn Độ để cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn:
1. Ăn nhiều chất xơ hòa tan
Ăn những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan là cách tuyệt vời để giảm các triệu chứng ruột kích thích, giúp duy trì hoạt động trơn chu của hệ thống tiêu hóa. Chất xơ hòa tan có trong các loại rau xanh và trái cây thay vì các loại ngũ cốc và đậu.
2. Giữ chế độ ăn uống không gluten
Nếu cơ thể bạn không dung nạp gluten, bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, bạn hãy thử loại bỏ lúa mạch, lúa mỳ… ra khỏi chế độ ăn uống và xem các triệu chứng có được cải thiện hay không.
Rượu, bia, đồ uống có ga... kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến co thắt, đầy hơi, khó chịu.
3. Hạn chế sử dụng cafein, đồ uống có ga và rượu
Caffeine, rượu có thể kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến co thắt và đi tiêu nhiều hơn. Hơn nữa, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước do tiêu chảy. Đồ uống có ga cũng có thể dẫn tới đầy hơi và khó chịu.
4. Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ
Chế độ ăn có quá nhiều mỡ, chất béo có thể dẫn đến một tình trạng gọi là Steatorrhea, là khi có nhiều chất béo hơn bình thường trong phân của bạn, nó khiến phân có mùi hôi, đôi khi đi tiêu bạn cảm thấy đau. Chất béo cũng có thể làm tăng co thắt trong ruột kết và dẫn đến đi tiêu nhiều hơn. Thay vì ăn các loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ động vật, bạn nên tập trung vào ăn các loại trái cây, rau và thịt nạc.
5. Tránh các loại thức ăn làm đầy hơi
Những thực phẩm dễ khiến bạn đầy hơi như súp lơ, đậu, bắp cải, kẹo cao su, hành tây, tỏi, thức ăn chiên xào… Bạn nên tránh các loại thức ăn này.
6. Nói không với sữa
Tránh sữa vì nó có thể dẫn đến đầy hơi, làm trầm trọng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bạn vẫn có thể ăn sữa chua và chuyển sang uống sữa không lactose. Hãy nói chuyện với bác sỹ về việc bổ sung calci nếu bạn "nói không với sữa".
Luôn nhớ, không được bỏ ăn sáng, chia bữa ăn thành các bữa nhỏ là một cách làm giảm các triệu chứng của hội chứng này. Và đừng quên uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Bình luận của bạn