Viêm loét đại tràng khiến người bệnh bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
7 câu hỏi thường gặp về viêm loét đại tràng
Quả óc chó - tiềm năng chống viêm loét đại tràng hiệu quả
Thử ngay các thực phẩm này để làm dịu vết loét đại tràng
Người bị viêm loét đại tràng nên ăn gì, tránh ăn gì?
Không sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ
Theo tiến sỹ Richard Bloomfeld - Giáo sư tại Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist ở Winston-Salem (Carolina, Mỹ): "Điều quan trọng nhất bạn nên làm khi bị viêm loét đại tràng là uống thuốc theo chỉ định và thực hiện theo lời khuyên bác sỹ."
Một thống kê của các nhà khoa học Canada được công bố vào tháng 1/2013 trên Tạp chí Gastroenterology cho thấy, phần lớn người bị viêm loét đại tràng thường tự ý ngừng thuốc sau khi thấy các triệu chứng của mình tốt hơn. Trong 1.681 người bị viêm loét đại tràng được khảo sát thì phần lớn họ không tuân thủ phác đồ điều trị sau một năm. Tự ý ngừng thuốc là lý do lớn nhất khiến mọi người bị tái phát viêm loét đại tràng.
Tự ý bỏ thuốc có thể khiến viêm đại tràng tái phát
Căng thẳng
Không tránh những thực phẩm kích hoạt viêm loét đại tràng
Nhiều người bị viêm loét đại tràng cảm thấy một số thực phẩm nhất định có thể khiến cho triệu chứng của họ tồi tệ hơn. Do vậy, trong thời gian bùng phát viêm loét đại tràng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống. Bạn nên tránh các thực phẩm gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc đau bụng... ví dụ như sữa, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm nhiều đường, rượu bia... Nếu không biết thực phẩm nào có thể kích hoạt viêm loét đại tràng, bạn nên ghi lại nhật ký thực phẩm. Nên trao đổi trước với bác sỹ nếu bạn có ý định loại bỏ bất cứ thực phẩm nào khỏi chế độ ăn uống để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Người bị viêm loét đại tràng nên tránh những thực phẩm nhiều đường
Không uống đủ nước
Nếu đang bị tiêu chảy do viêm loét đại tràng, bạn có nguy cơ bị mất nước. Do vậy, bạn nên bổ sung đủ nước khi có triệu chứng tiêu chảy. Lưu ý: Nếu bị tiêu chảy, bạn nên hạn chế uống nước ép lê, nước ép mận và nước ép đào...
Sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine hoặc rượu
Các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, soda hoặc đồ uống có cồn có thể làm cho tình trạng viêm loét đại tràng tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do caffeine và cồn có thể kích thích đường ruột...
Ăn quá nhiều trong một bữa
Khi viêm loét đại tràng, ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa có thể khiến đại tràng phải làm việc vất vả hơn. Bạn có thể giảm bớt áp lực lên đại tràng bằng cách chia nhỏ 3 bữa ăn lớn thành 5, 6 bữa nhỏ. Chia nhỏ bữa ăn có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của viêm loét đại tràng.
Lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp
Bình luận của bạn