6 thời điểm cần kiểm tra đường huyết tại nhà

Có 6 thời điểm trong ngày mà người bệnh đái tháo đường nên chú ý cần phải đo đường huyết

Infographic: Chế độ ăn cho người bị kháng insulin hay đái tháo đường

Sử dụng thảo mộc này giúp làm hạ đường huyết cho người đái tháo đường type 2

Kháng insulin: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Top 4 loại thực phẩm nên ăn khi bị đề kháng insulin

Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ không thể tự kiểm soát đường huyết hiệu quả, khiến đường huyết có thể hạ thấp hoặc tăng quá cao. Hạ đường huyết có thể gây co giật, tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Trong khi đó đường huyết tăng quá cao trong thời gian dài lại làm tăng cao nguy cơ mắc các biến chứng mạn tính nguy hiểm như mắt mờ nhòe, suy thận, đoạn chi, nhồi máu cơ tim...

Theo TS. David Cavan, một chuyên gia người Anh về bệnh đái tháo đường với hơn 20 năm kinh nghiệm, dưới đây là 6 thời điểm người bệnh đái tháo đường cần đo đường huyết trong ngày:

Trước khi tiêm insulin

Bạn nên kiểm tra đường huyết trước khi tiêm insulin

Đây là thời điểm quan trọng nhất mà người bệnh cần nắm rõ chỉ số đường huyết của mình. Nếu đường huyết quá thấp hoặc quá cao, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để điều chỉnh liều insulin phù hợp.

Trước khi đi ngủ vào buổi tối hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng

Đây là 2 thời điểm người bệnh đái tháo đường thường tiêm insulin. Kể cả khi bạn không tiêm insulin vào thời điểm này, bạn vẫn nên đo đường huyết trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy. Đo đường huyết trong 2 thời điểm này có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết trong suốt cả ngày, hoặc sau một giấc ngủ say.

Bạn nên đo đường huyết trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy

Mặt khác, người bị đái tháo đường có nguy cơ bị hạ đường huyết ban đêm. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn tới các tổn thương nghiêm trọng tại não, thậm chí có thể gây tử vong. Kiểm tra đường huyết trước khi ngủ có thể làm giảm thiểu nguy cơ này.

Trước, trong và sau khi tập thể dục

Tập thể dục đều đặn, vừa sức có thể giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, đường huyết của bạn cũng có thể thay đổi khá thất thường.

Đặc biệt, những người bệnh phải tiêm insulin cũng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết đột ngột khi tập thể dục. Do đó, bạn nên đo đường huyết thường xuyên, trước, trong và sau khi tập thể dục để có phương án bổ sung tinh bột hoặc đường tác dụng nhanh (như nước ép hoa quả, viên đường glucose…) kịp thời.

Khi bị ốm

TS. David Cavan cảnh báo: “Bất kỳ tình trạng nhiễm trùng, đau ốm nào cũng có thể gây tăng đường huyết, khiến bạn cần nhiều insulin hoặc cần tăng liều thuốc uống dù không ăn uống gì. Điều này còn quan trọng hơn với những người có nguy cơ bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường”. Trong trường hợp đường huyết tăng cao, bạn nên đo đường huyết 2 giờ/lần.

Sau khi ăn

“Việc đo đường huyết trước bữa ăn là điều bắt buộc đối với người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, việc kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ cũng quan trọng không kém”, TS. David Cavan cho biết.

Đường huyết sau ăn 2 giờ đánh giá việc lựa chọn thực phẩm của bạn có đúng hay không. Khuyến cáo với người dùng thuốc uống, đường huyết sau ăn 2 giờ nên dưới 10 mmol/L; Với người tiêm insulin là dưới 7,8 mmol/L. Tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sau thời gian dài sẽ làm tăng chỉ số HbA1c, góp phần tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, biến chứng mạch máu nhỏ ở người bệnh đái tháo đường.

Trước khi lái xe

TS. David Cavan giải thích: “Nếu không đo đường huyết trước khi tham gia giao thông, có nguy cơ bạn sẽ bị hạ đường huyết khi đi trên đường. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đái tháo đường choáng váng, không phản ứng kịp thời và làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông”.

Vi Bùi H+ (Theo Express.co.uk)

Kiểm soát đường huyết là một quá trình lâu dài và đòi hỏi người bệnh cần áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ. Với người chưa kiểm soát tốt đường huyết, cần rà soát lại toàn bộ quá trình điều trị và theo dõi đường huyết thường xuyên để lên kế hoạch điều trị hợp lý.

Sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thảo dược truyền thống lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng như Glutex có thể giúp giảm đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Infographic: Chế độ ăn cho người bị kháng insulin hay đái tháo đường - Ảnh 2

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết