- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi mật là một bệnh khó điều trị và dễ dẫn tới biến chứng cắt túi mật
Đau bụng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi mật
Những vấn đề túi mật tiềm ẩn bạn nên cảnh giác
Chuyên gia chia sẻ: Những điều bạn cần biết về sỏi mật
9 dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật
1. Nghệ
Curcumin, thành phần hoạt chất chính trong củ nghệ, từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khoẻ, trong đó có cả công dụng giúp ngăn ngừa sỏi mật. Hoạt chất này có khả năng tăng cường lưu lượng mật, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo, làm giảm cholesterol và các yếu tố khác hình thành nên sỏi mật.
Bạn có thể thêm nghệ vào một số món ăn trong quá trình chế biến, hòa với sữa ấm, nước hoặc mật ong để uống trực tiếp. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất có trong nghệ, bạn hãy dùng nó chung với một ít hạt tiêu đen, bởi gia vị này có chứa piperine, một thành phần hoạt chất tạo vị cay cho hạt tiêu và tăng cường sự hấp thu curcumin.
2. Rau quả tươi
Gan và túi mật là 2 cơ quan hoạt động gắn liền với nhau chịu trách nhiệm đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Do đó, để ngăn ngừa sự kết tinh của cholesterol và calci gây hình thành sỏi mật, thì gan và mật của bạn sẽ cần phải được làm sạch thường xuyên hơn.
Cách đơn giản nhất để làm được điều này là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi như: Chanh, táo, củ cải đường, cần tây và cà chua... Đây đều là những thực phẩm có khả năng chống viêm và giải độc cho cả gan lẫn túi mật.
3. Thực phẩm giàu chất béo tốt
Các chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hòa đa) có thể giúp làm giảm nguy cơ dẫn tới sỏi mật. Vì vậy, ăn một số loại thực phẩm giàu acid béo omega-3 và omega-6 như: Dầu olive, cá hồi, cá thu và cá mòi... sẽ là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh này.
4. Cà phê
Cà phê vẫn là 1 loại thức uống gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên không thể phủ nhận công dụng giúp tỉnh táo và tăng năng lượng. Không những thế, nghiên cứu còn cho thấy, những người uống từ 1 - 2 cốc cà phê/ngày sẽ có nguy cơ bị sỏi mật thấp hơn so với những người không uống. Nguyên nhân là do, caffeine có khả năng kích thích quá trình lưu thông mật và làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
5. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ của cholesterol trong mật, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi. Các thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại đậu, bột yến mạch, lúa mạch, khoai lang, củ cải, mầm lúa mạch, măng tây, hạt lanh, cam, mơ, bưởi và xoài...
6. Thực phẩm giàu sắt
Thiếu sắt cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Vì vậy, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn hàng ngày như: Rau bina, cải xoăn, rong biển và ngũ cốc nguyên hạt... cũng là một cách để ngăn ngừa sỏi mật.
Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)
Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, phòng ngừa tái phát sỏi.
Bình luận của bạn