Dư thừa chất xơ trong cơ thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác
Hấp thụ chất xơ trong rau củ sống và nấu chín
Nên ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?
Vì sao bệnh nhân đái tháo đường nên ăn chất xơ?
Chất xơ hòa tan - không hòa tan: "Kẻ" tám lạng, "người" nửa cân
Táo bón
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn có thể đối phó với tình trạng táo bón, tuy nhiên việc quá liều lại có thể dẫn đến điều ngược lại nếu bạn uống quá ít nước. Đây là lý do tại sao bạn nên uống ít nhất 8 ly nước/ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Giảm hấp thụ các khoáng chất quan trọng
Quá nhiều chất xơ trong ruột có thể ngăn chặn các tế bào đường ruột hấp thụ các khoáng chất và chất dinh dưỡng khác. Chất xơ dư thừa trong hệ thống tiêu hóa thường khiến việc hấp thu calci, magne, kẽm và sắt... bị cản trở.
Đầy hơi và trướng bụng
Chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất xơ không hòa tan cũng có thể dẫn đến đầy hơi và chướng bụng. Nguyên nhân là do chất xơ không hòa tan rất khó để tiêu hóa và cơ thể cần nhiều thời gian hơn để làm việc này.
Mất nước
Nếu bạn không tăng lượng nước uống trong khi lại cố ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ thì có thể bạn sẽ bị mất nước. Chất xơ có đặc tính thẩm thấu nước trong ruột và nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước và đặt bạn vào nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tiêu thụ chất xơ quá mức có thể dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là các trường hợp tăng lượng thức ăn nhiều chất xơ quá nhanh trong thời gian ngắn vì nó có thể gây thể cản trở quá trình tiêu hóa. Do đó nếu đang bị tiêu chảy, bạn nên tạm thời giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này và bắt đầu ăn lại một cách từ từ để giúp cơ thể làm quen dần với sự gia tăng chất xơ.
Bình luận của bạn