7 cách giúp hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn theo Ayurveda

Lo lắng, phiền muộn có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn

Đau bụng kinh uống thuốc giảm đau có gây vô sinh?

Bị vô sinh hiếm muộn: Hãy ăn sầu riêng!

Đàn ông vô sinh dễ mắc bệnh tim và đái tháo đường type 2

Quý ông muốn sớm lên chức bố: Hãy ăn hạt vừng!

Theo Ayurveda, vô sinh xảy ra khi hệ thống sinh sản bị thiếu dưỡng chất. Điều này có nguyên do là tiêu hóa kém và do một số độc tố trong cơ thể. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây vô sinh là: 

- Lo lắng
- Phiền muộn
- Mất ngủ
- Ăn nhiều thực phẩm cay và mặn.

Một số cách giúp điều trị vô sinh, theo Ayurveda là:

1. Swedanam

Bác sỹ Ayurvedic sử dụng phương pháp này để giúp người bệnh toát mồ hôi, nhờ sự trợ giúp của một tấm chăn nặng hoặc các bài tập. Điều này sẽ giúp các độc tố trong cơ thể được đào thải ra ngoài.

2. Vamanam

Điều này hơi khó chịu nhưng nó sẽ gây nôn những loại thức ăn không tiêu hay khó tiêu. 

3. Vỏ cây đa (banyan)

Nhiều bác sỹ Ayurvedic sử dụng bột vỏ cây đa khô trộn với đường để điều trị các vấn đề về vô sinh hiếm muộn. 

4. Nhân sâm Ấn Độ (Ashwagandha Churna) và đậu mèo rừng (Kapikacchu)

 Cả hai loại thảo dược này đều được biết là giúp tăng số lượng tinh trùng và cũng cải thiện chất lượng tinh trùng.

5. Phala Gritam

Đây là một loại thuốc Ayurvedic để điều trị vô sinh ở Phụ nữ. Phala Gritam dùng ở dạng bơ lỏng trộn với sữa.

6. Dây thần nông (Guduchi), Bạch tật lê (Gokshura) và Triphala Churna

Những thảo dược này được sử dụng để giảm tắc nghẽn trong cơ thể, ngăn ngừa việc sản xuất các độc tố trong hệ thống sinh sản.

7. Shatavari

Shatavari là loại thảo dược được sử dụng để điều trị vô sinh ở phụ nữ.

Shatavari là thảo dược giúp hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn

Chế độ ăn hỗ trợ điều trị vô sinh: 

Theo Ayurveda, để điều trị vô sinh, bạn cần tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Ngoài việc tránh thức ăn cay và quá mặn, bạn nên ăn những thực phẩm sau: 

- Hạnh nhân
- Rau củ sạch
- Ngũ cốc nguyên cám
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Trái cây tươi và khô.

Những thực phẩm này giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ quan sinh sản, từ đó giúp thụ thai. 

An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa