7 dấu hiệu cảnh báo bạn bị kháng insulin

Người bị kháng insulin có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2

Tiêm insulin tác dụng nhanh giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

10 lầm tưởng về insulin và bệnh đái tháo đường

3 lưu ý khi tiêm insulin cho người bệnh đái tháo đường

Một vài số liệu về bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới

Một vài dấu hiệu dưới đây có thể cảnh báo bạn đang bị kháng insulin nguy hiểm:

Béo bụng

Người bị thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng sẽ có nguy cơ cao bị kháng insulin. Tình trạng chất béo tập trung tại vùng bụng là dấu hiệu cảnh báo hormone insulin bị dư thừa trong cơ thể. Khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả, glucose không được chuyển hóa thành năng lượng mà được tích trữ dưới dạng mỡ thừa ở bụng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tham khảo chế độ ăn khi bị đề kháng insulin, đồng thời kết hợp với tập thể dục đều đặn để giảm cân, duy trì cân nặng ổn định.

Béo bụng là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng kháng insulin

Lỗ chân lông to và hay bị mụn trứng cá

Những người bị kháng insulin thường sản sinh ra quá nhiều lớp dầu nhờn trên da. Điều này khiến lỗ chân lông của bạn to hơn và hay bị nổi mụn.

Để khắc phục tình trạng này và phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2, bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ăn thịt nạc, hạn chế ăn các loại đồ ngọt…

Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

Nhiều phụ nữ mắc phải tình trạng hội chứng buồng trứng đa nang cũng có lượng hormone insulin cao trong cơ thể, khiến buồng trứng sản sinh quá nhiều hormone testosterone. Điều này khiến họ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường và có thể gây u nang buồng trứng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Người bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ cao bị kháng insulin

Rụng tóc ở phụ nữ

Ngoài tác dụng ổn định đường huyết, dự trữ chất béo, hormone insulin còn ảnh hưởng tới sức khỏe của tóc. Do đó, những phụ nữ bị kháng insulin thường hay bị rụng tóc, thậm chí hói đầu. Nếu thấy tóc rụng nhiều (khoảng 250 sợi/ngày), hãy làm xét nghiệm kháng insulin ngay lập tức.

Sưng mắt cá chân

Sưng mắt cá chân, sưng phù tay/chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng kháng insulin. Hormone insulin có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và natri của thận, do đó làm tăng cao nguy cơ sưng, phù trong cơ thể.

Đường huyết tăng cao

Khi cơ thể không thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng, đường huyết sẽ liên tục tăng cao, gây ra các tình trạng khát nước, đi tiểu thường xuyên, tổn thương thận… Người bị kháng insulin cần chủ động theo dõi đường huyết thường xuyên, đồng thời có biện pháp kiểm soát insulin để phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2.

Thèm đồ ăn giàu carbohydrate

Khi bị kháng insulin, bạn không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng, do đó cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi uể oải. Do bị thiếu năng lượng, bạn luôn cảm thấy thèm các thực phẩm giàu carbohydrate, ăn bao nhiêu cũng không đủ.

Để khắc phục tình trạng kháng insulin, điều quan trọng là bạn phải chống lại cảm giác thèm ăn vặt, tuân thủ đúng chế độ ăn khi bị kháng insulin của bác sỹ cũng như các phác đồ điều trị khác.

Vi Bùi H+ (Theo Rd)

Biến chứng tiểu đường có thể xảy ra ngay từ giai đoạn bắt đầu kháng insulin. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa biến chứng bằng cách điều trị đúng chỉ định của bác sỹ, ăn uống - tập luyện khoa học kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, ví dụ như thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết