7 nguyên nhân khiến bạn dễ bị bầm tím

Những vết bầm tím không đơn giản như bạn nghĩ

Vết bầm tím bất thường ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Vết bầm tím trên da mãi không khỏi là bị làm sao?

Dùng vỏ chuối để trị mụn cóc, nốt muỗi đốt và vết bầm tím

8 cách tự nhiên giúp chữa lành vết bầm tím trên cơ thể

1. Mang vác nặng

Mang vác nặng là một lý do phổ biến dẫn đến các vết bầm tím. Khi cơ bắp làm việc quá sức làm tổn thương các mao mạch và gây ra các vết bầm ngoài da. Ví dụ như khi bạn nâng tạ quá sức của mình.

Ngay cả trẻ em cũng có thể bị những vết bầm tím như vậy khi phải mang cặp sách quá khổ cùng với rất nhiều sách vở như hiện nay.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chứa sắt hoặc thuốc chống hen có thể gây ra những vết bầm tím khi bạn sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt là những loại thuốc có chứa aspirin có thể chống tập kết tiểu cầu, kháng đông và làm giảm sự bền vững của mao mạch, gây ra những vết bầm tím nghiêm trọng.

Bạn nên đến gặp bác sỹ khi gặp những tác dụng phụ như vậy và dừng ngay việc dùng thuốc để tránh chảy máu nội tạng.

 Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc có thể gây ra vết bầm tím cho bạn

3. Các bệnh về máu

Các bệnh về máu và mạch máu như suy giãn tĩnh mạch, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc ung thư máu có thể gây ra các vết bầm tím.

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn thấy xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: Đau và sưng chân, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

4. Thiếu chất dinh dưỡng

Một số vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu các loại vitamin như B12, vitamin K và vitamin P. Hay đơn giản hơn là do cơ thể bạn thiếu hoặc thừa sắt, ảnh hưởng đến các mao mạch.

Các thực phẩm như chuối, trứng, hạnh nhân, cá, phô mai và rau diếp sẽ giúp bạn bổ sung vitamin B12, vitamin K và vitamin P.

 Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

5. Mất cân bằng nội tiết tố

Thiếu estrogen dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra vết bầm tím, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh. Thiếu estrogen làm suy yếu đáng kể các mạch máu và thành các mao mạch có thể bị tổn thương, dẫn đến các vết bầm tím.

6. Các thay đổi liên quan đến tuổi tác

Khi bạn già đi đồng nghĩa với việc hệ thống mạch máu yếu đi và các mô mất đi tính đàn hồi. Những vết bầm tím có thể bắt đầu xuất hiện ở chân  hay bất cứ chỗ nào dù bạn chỉ va chạm nhẹ.

7. Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu, vì vậy những vết bầm tím không rõ nguyên nhân cũng có thể là triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn đầu.

Các triệu chứng khác như: Nhanh khát nước, các vết thương khó lành hơn, thị lực giảm sút và xuất hiện những đốm trắng trên da.

Anh Tuấn H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp