- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường tuyệt đối không nên bỏ bữa hay hút thuốc lá
Chế độ ăn uống kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường
Tại sao chế độ ăn toàn thực vật giúp giảm kháng insulin?
Infographic: Chế độ ăn cho người bị kháng insulin hay đái tháo đường
Kháng insulin: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Dưới đây là 7 thói quen xấu làm tăng đường huyết cho người bệnh đái tháo đường bạn nên từ bỏ ngay hôm nay:
Bỏ bữa sáng
Nhiều người bị thừa cân, béo phì cho rằng bỏ bữa sáng có thể giúp hỗ trợ giảm cân, giảm đường huyết. Tuy nhiên, thói quen này chỉ làm tăng tình trạng kháng insulin, gây phản ứng ngược khiến đường huyết tăng cao.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Clinical Nutrition cho thấy, nam giới thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 21%. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên ăn sáng với các món giàu protein, chất béo lành mạnh để ổn định đường huyết suốt cả buổi sáng.
Thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo
Tiêu thụ nhiều chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng đường huyết
Một nghiên cứu của Israel cho thấy, chất tạo ngọt nhân tạo có những tác động tiêu cực và là một trong những loại thực phẩm có thể làm tăng đường huyết. Các nhà khoa học cho rằng, chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó ảnh hưởng đến quá trình cơ thể xử lý glucose.
Nếu bạn là người hảo ngọt, bạn có thể bổ sung các chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường. Nhưng nên lưu ý là ăn với lượng vừa phải và không nên lạm dụng.
Ăn quá nhiều chất béo
Người bệnh đái tháo đường thường lo lắng về lượng chất bột đường trong bữa ăn. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết.
Ăn nhiều các món giàu chất béo khi uống nước ngọt cũng khiến đường huyết tăng cao
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, người bệnh có bữa ăn giàu chất béo, sau đó uống thêm các loại đồ ngọt sẽ tăng đường huyết lên khoảng 32% so với bình thường. Các nhà khoa học cho rằng nồng độ mỡ máu cao có thể ảnh hưởng tới khả năng hạ đường huyết.
Cà phê
Đã có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, caffeine có thể làm tăng đường huyết, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường ở một số người. Do đó, những người nhạy cảm với caffeine nên hạn chế uống quá nhiều trà, cà phê…
Ngủ không đủ giấc
Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy, những người bệnh đái tháo đường type 1 chỉ ngủ 4 tiếng/đêm sẽ bị giảm độ nhạy insulin tới 20% so với những khi họ ngủ đủ giấc. Không ngủ đủ giấc khiến cơ thể cảm thấy căng thẳng hơn, từ đó khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát.
Hút thuốc lá
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, lượng nicotin cao trong máu có thể làm tăng cao chỉ số HbA1c. Thêm vào đó, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và suy thận ở người bệnh đái tháo đường.
Một vài loại thuốc nhất định
Một số loại thuốc steroid trị hen suyễn, thuốc statin hạ cholesterol và thuốc lợi tiểu… đều có thể làm tăng đường huyết. Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng chúng, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để có kế hoạch theo dõi đường huyết chặt chẽ hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Bình luận của bạn