Uống ít nước, nằm nhiều một chỗ… có thể khiến các triệu chứng cảm lạnh xấu đi
12 hiểu lầm thường gặp về cảm lạnh và cúm nhiều người mắc phải
Những câu hỏi thường gặp về cảm lạnh
3 điều đơn giản bạn nên làm ngay để ngăn ngừa cảm lạnh
Tại sao lại không có vaccine phòng ngừa cảm lạnh?
Bạn nên bỏ 8 thói quen xấu khiến triệu chứng cảm lạnh thêm nghiêm trọng dưới đây:
Uống ít nước
Uống nhiều nước có thể giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, từ đó giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi khi cảm lạnh. Ngoài nước lọc, bạn cũng nên uống các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác như trà thảo dược, nước trái cây, nước hầm xương… Tránh các loại đồ uống nhiều đường vì chúng có thể gây viêm, khiến các triệu chứng cảm lạnh nghiêm trọng hơn.
Ít vận động
Bạn nghĩ rằng bị cảm lạnh đồng nghĩa với việc mình nên nằm nghỉ cả ngày? Trên thực tế, bạn sẽ có thể hồi phục nhanh hơn nếu không nằm lâu một chỗ mà đứng dậy vận động nhiều hơn. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, thực hiện các bài tập cường độ thấp có thể giúp cải thiện nhịp tim và hệ miễn dịch cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy chóng mặt, khó chịu.
Nằm một chỗ, ít vận động khiến bạn lâu khỏi khi bị cảm lạnh
Dùng thuốc kháng sinh
Nhiều người vẫn lạm dụng các loại thuốc kháng sinh khi bị cảm lạnh, dù trên thực tế thuốc kháng sinh chỉ có thể trị nhiễm khuẩn chứ không thể chống lại các virus gây cảm lạnh. Nguy hiểm hơn, lạm dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh nguy hiểm.
Thức khuya
Khi bị cảm lạnh, nhiều người có thói quen nằm nhà nghỉ ngơi, tranh thủ xem các chương trình TV yêu thích tới tối muộn. Điều này trên thực tế lại khiến bạn mệt mỏi, khiến các triệu chứng cảm lạnh trầm trọng hơn. Tốt hơn hết, nếu muốn phục hồi nhanh, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc, chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia có thể khiến cơ thể mất nước, làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh. Thêm vào đó, đồ uống có cồn còn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng xấu tới các loại thuốc trị cảm lạnh.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá hoặc ở gần những người hút thuốc lá đều có thể khiến các triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, mệt mỏi… thêm nghiêm trọng. Điều này là bởi các hóa chất trong thuốc lá có thể gây kích ứng cho hệ hô hấp.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo những người nghiện thuốc lá có xu hướng dễ bị cảm lạnh, phải chịu các triệu chứng cảm lạnh tồi tệ hơn những người không có thói quen hút thuốc.
Căng thẳng, stress
Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến các triệu chứng cảm lạnh nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng thư giãn bằng cách ngồi thiền, tập yoga nhẹ nhàng… để khắc phục cảm lạnh, cúm.
Lạm dụng thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi có thể giúp giảm sưng cho mạch máu trong mũi, từ đó giúp thông mũi khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, thuốc xịt mũi có thể gây “nghiện” thuốc, nhờn thuốc và làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh.
Bình luận của bạn