Biểu hiện vàng da, vàng mắt của người bị viêm gan A
Kiểm tra việc nhập trái cây Trung Quốc nghi gây viêm gan A
"Sống chung" với viêm gan
Viêm gan B: Vì sao phải điều trị sớm?
Photo: Cứ 10 người thì có 1 người mắc viêm gan B
Infographic: Viêm gan C, hãy xét nghiệm trước khi quá muộn!
Hoa quả đông lạnh Trung Quốc gây viêm gan A ở Úc
Vừa qua, 13 người Úc đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan A sau khi ăn hỗn hợp trái cây đông lạnh của Công ty Patties Foods được trồng tại Chilê và Trung Quốc, trước khi được đóng gói tại một nhà máy ở Trung Quốc. Ước tính, đã có khoảng 450.000 người ở Úc có thể đã ăn loại quả mọng đông lạnh xuất xứ từ Trung Quốc bị nghi ngờ lây truyền bệnh viêm gan A.
Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính có thể đến từ vấn đề vệ sinh kém của công nhân Trung Quốc và khả năng nguồn nước cung cấp bị ô nhiễm. Bệnh viêm gan A lây truyền từ người này sang người khác do ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ.
Theo bác sỹ Nguyễn Trung Cấp - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW: “Bởi virus viêm gan A lây truyền qua đường ăn uống. Trái cây hay thực phẩm vì lý do nào đó bị vấy bẩn từ phân của người có virus viêm gan A (ví dụ như nhiễm vào nước rửa, ô nhiễm nguồn nước và dùng nguồn nước này để ngâm trái cây, chế biến thực phẩm...) khi ăn phải nó sẽ bị nhiễm”.
Một công ty Úc thu hồi sản phẩm hoa quả đông lạnh sau dịch viêm gan A liên quan đến nhà máy ở Trung Quốc
Còn nhớ hồi năm 2013, tại xã La Chiêm và Đắk Năng (TP. Kon Tum) đã xảy ra vụ dịch với gần 90 người dân mắc cùng các triệu chứng là sốt, vàng da, vàng mắt. Bệnh lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị… và kết quả xét nghiệm đã xác định nhiều mẫu dương tính với virus viêm gan A.
Được biết, tại hai xã này, hầu hết người dân sử dụng nước giếng đào và hố xí đào. Trong khi đó, người dân nơi đây lại có tập quán uống nước lã từ nước giếng, ăn uống chưa hợp vệ sinh. Đây có thể là nguyên nhân lây truyền virus viêm gan A lây qua đường tiêu hóa.
Cẩn trọng việc ăn uống
Virus viêm gan A có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, bể bơi, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nước… Ở người nhiễm bệnh, virus viêm gan A được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân người có bệnh.
Đường lây bệnh của bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng), hiếm khi lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A trong máu.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh virus viêm gan A và các bệnh lây nhiễm khác
Cụ thể lây qua các đường chính như: Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh; Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh; Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.
Người bị bệnh có thể bị giảm chức năng gan và có các dấu hiệu, triệu chứng như: Mệt mỏi; Buồn nôn, nôn; Đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; Chán ăn, sốt nhẹ; Nước tiểu sẫm màu; Đau cơ; Ngứa; Vàng da, vàng mắt… Tuy bệnh viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng khi được điều trị lại có thể hồi phục hoàn toàn.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm gan A là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.
Thực hiện ăn chín, uống chín. Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh. Tiêm phòng vaccine phòng viêm gan A.
Bình luận của bạn