- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Thai phụ bị bệnh tim cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Bệnh thường gặp của người làm báo
Làm mẹ đơn thân: 40% nguy cơ bệnh tim, 74% đột quỵ
Ăn quá ít muối cũng dễ mắc các bệnh tim mạch?
Đừng phó thác trái tim cho viên dầu cá
Bệnh tim ảnh hưởng đến bà bầu và trẻ thế nào?
Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên phôi thai kém phát triển trong tử cung, có thể làm sảy thai hoặc thai chết lưu. Nếu thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai. Ngoài ra, các thuốc đang dùng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đứa trẻ cũng có thể bị suy dinh dưỡng, bị tim bẩm sinh do di truyền hoặc giảm lượng máu tới thai do tình trạng suy tim của mẹ. Trẻ sinh ra dễ ốm yếu, chống đỡ kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên hay bị ngạt, dễ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn, suy hô hấp,...
Không chỉ ảnh hưởng đến trẻ, bệnh tim cũng có thể ảnh hưởng đến bản thân người mẹ. Tùy theo tình trạng sức khỏe và bệnh tim mạch đang có mà người mẹ gặp các nguy cơ khác nhau trong thai kỳ.
Bà bầu bị bệnh tim cần khám sức định kỳ
Theo PGS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E: “Bệnh tim mạch nói chung và van tim nói riêng là những bệnh lý rất nguy hiểm bởi trong thai kỳ, những thay đổi sinh lý (tăng nhịp tim, giảm huyết áp…) ảnh hưởng đến tim mạch, bắt tim phải tăng cường hoạt động. Đối với người mẹ, việc có thai thường làm cho bệnh nặng lên, nếu không được theo dõi chặt chẽ và điều trị tốt, có thể xuất hiện những biến chứng như: Rối loạn nhịp tim, huyết khối, tai biến mạch não, suy tim, phù phổi cấp, mất máu sau sinh,…”.
Lưu ý khi người bệnh tim mang thai
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai: Phụ nữ mắc bệnh tim mạch cần nhớ rằng, việc tham khảo ý kiến bác sỹ khi muốn có thai là cần thiết và hữu ích. Bác sỹ sẽ đánh giá và giải thích tình trạng bệnh, mức độ an toàn khi mang thai, nguy cơ đối với mẹ và thai nhi, có cần điều trị bệnh ổn trước khi có thai không, có cần dùng thuốc hoặc cách thức điều trị nào trong thai kỳ không…? Việc tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước khi có thai hoàn toàn không dư thừa.
Phụ nữ mắc bệnh tim nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi mang thai
Khám sức khỏe định kỳ khi mang thai: Trong khi mang thai, người bệnh nên khám thai định kỳ. Nếu bị bệnh tim nặng thì nên đi khám định kỳ tuần 2 lần cho đến tuần thứ 30 và sau đó đi khám đều đặn mỗi tuần.
Theo dõi triệu chứng: Hãy đến ngay cơ sở y tế nếu xảy ra những biểu hiện bất thường từ thai nhi và cơ thể mẹ. Bạn không nên quá lơ là với những biểu hiện khi mình đang mắc bệnh tim nhé. Các triệu chứng được khuyến cáo như: Khó thở, đánh trống ngực, chóng mặt, thai nhi có biểu hiện bất thường…
Chọn phương pháp sinh: Tùy tình trạng bệnh của mình mà các mẹ chọn biện pháp sinh. Dù vậy, để đảm bảo an toàn nhất, bác sỹ luôn chỉ định mẹ mang thai mắc bệnh tim sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Đừng quá lo lắng, mà hãy nghĩ đến an toàn của mẹ và con bạn nhé. Bạn nên đến bệnh viện vào tuần thứ 36 trong thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn có được sự theo dõi sức khỏe chặt chẽ trước sinh, nhằm phát hiện ra những nguy cơ và hạn chế kịp thời.
Bà mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh nên sinh mổ để đảm bảo an toàn
Tăng cường nghỉ ngơi: Thường xuyên nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều, không được làm việc nặng, nằm đúng tư thế (nên dùng dụng cụ hỗ trợ như gối chữ U, gối dành cho bà bầu…). Chuẩn bị điều kiện kinh tế để có thể nghỉ làm sớm khi biết mình mang thai, vì bạn khó lòng có thể đi làm đến tận tháng cuối như nhiều bà bầu bình thường khác.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bà bầu bị bệnh tim nên có chế độ ăn uống thật lành mạnh, không ăn các món ăn chiên, xào, cay, nóng, không ăn quá nhiều dầu mỡ từ động vật.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn