Bà mế người Mường chuyên trị ung thư

Kỹ thuật mới rút ngắn thời gian điều trị ung thư vú

Điều trị ung thư vào ban đêm hiệu quả hơn

Đột phá mới nâng cao hiệu quả xạ trị ung thư

Kim cương nano điều trị ung thư

Điều trị ung thư - nên chọn đường nào?

Trở thành "thầy thuốc" sau khi bị bạo bệnh

Ngôi nhà nhỏ của "thầy thuốc" Bùi Thị Nhổ nằm khuất trên ngọn đồi vắng, ngay cạnh đầu nguồn nước suối Trang, quanh nhà toàn những cây thuốc quý hiếm được bà đem từ rừng về trồng lưu giữ.

Bà Nhổ kể, dù sinh ra trong một gia đình có nghề bốc thuốc nam nổi tiếng ở khắp vùng, nhưng hồi nhỏ cô bé Nhổ cũng như các anh chị em khác trong gia đình không được ông bà truyền nghề cho. Khi ông bà mất, nghề thuốc tưởng đã bị mai một.


Nhưng có một lần bà bị ốm liệt giường, tưởng không qua khỏi. Một đêm bà nằm mộng thấy bà nội trở về bắt phải học nghề thuốc. Vì theo lời bà nội, "con có căn nguyên phải làm nghề này, nên ta về báo mộng và dạy con cách lấy thuốc và cách chữa trị". Trước tiên, bà nội chỉ cho những vị thuốc để bà tự chữa bệnh cho mình trước. Tỉnh lại, bà kể chuyện đó với chồng. Thương vợ, ông chồng leo lên đỉnh những ngọn núi cao lấy các cây theo bà miêu tả về sắc uống như lời bà nội dặn. Kỳ lạ thay, sau một tháng bệnh tình bà thuyên giảm, rồi khỏi hẳn.

Từ đó, bà ngày ngày lên rừng lấy cây thuốc để chữa chạy cho những người quanh bản, quanh vùng. Nhà bà lại tấp nập như ngày xưa khi gia đình còn bốc thuốc. "Vì mế có tính kiên trì và tuổi của mế không xung khắc với dòng họ, nên mế là người con được truyền lại những bài thuốc quý của các cụ ngày xưa. Đặc biệt nhất là bài thuốc chữa ung thư", bà Nhổ nói.

Tán bệnh, tiêu u


Trước khi đi hái thuốc, bà Nhổ thường thắp nén nhang cầu khấn trên bàn thờ để xưng tên tuổi, quê quán, tình hình bệnh nhân và xin các cụ đi theo phù hộ "để lấy cho đúng cây thuốc, chữa cho khỏi cái bệnh". Sau bao năm lặn lội đi khắp vùng Tây Bắc, bà đã sưu tầm, đem về trồng hàng trăm cây dược liệu quý hiếm.

Theo kinh nghiệm của bà Nhổ, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư chủ yếu là do cơ thể con người. Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam cũng phải tuân theo nguyên lý triệt tiêu từ mầm bệnh bằng nhiều cách dẫn nhập các chất của cây thuốc. Đầu tiên phải ngăn sự phát triển của các khối u. Dùng cây dọc, cây mía bụt lấy ở Lào Cai xông uống. Hai cây thuốc này có chất kháng sinh, sẽ ngăn không cho mầm bệnh phát triển thêm.

Khi các khối u đã ngừng phát triển, phải dùng thuốc kích thích để tán khối u. Dùng cây thuốc có chất kích thích tác động trực tiếp vào vùng bệnh, tách khối u thành các ngăn nhỏ. Dùng hạt mảng và quả dọc, mỗi lần dùng mỗi thứ một quả đập nát ra, cho vào đun xông mũi. Sau đó, dùng cây nấm lim rửa bằng rượu nồng độ cao, nghiền nhỏ, dùng 1 thìa càphê để hòa với 1 chén nước nóng, uống lúc đang xông.

Còn một số u hạch thì đơn giản hơn là cạo lấy vỏ cây dổi rừng, lấy một phần đắp vào vùng u, một phần thì đổ ngập nước, sau đó gạn lấy nước uống đồng thời với lúc xông. Bà Nhổ lý giải cách dùng này tác động gián tiếp theo máu lưu thông đến vùng u và phần đắp tác động trực tiếp đến vùng u. Ngoài ra, còn dùng một số cây như cây hạt mảng, cây xạ u.

Đối với một số loại u như u cổ, u nách, u bụng... có thể chữa bằng phương pháp "thổi" kết hợp với uống thuốc, vì một phần hơi độc không thoát được cũng gây ra bệnh. Ngậm lá trầu hà hơi, sau đó phun nước thuốc vào vùng u đó. Còn nếu bị u ở vùng gần mắt vẫn dùng cách trên, chỉ khác ở chỗ thổi bằng nước gừng. Bài thổi của người Mường là cầu cho suối nước mát chảy qua cơ thể, máu lành lưu thông, máu độc thoát ra ngoài.

Cuối cùng là việc khử u, dùng những cây thuốc có chất tác động đến vùng u để xông, tắm và uống. Các cây dược liệu phải qua giai đoạn sơ chế: Rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô qua ít nhất 7 ngày nắng, gồm: Dây bổ máu 1kg, xạ đơn 1kg, xạ đen 5kg, xạ vàng 7kg, cây sản máu 5kg, cây máu tràng 5kg và một số cây khác như cây mẹ nhà, bưởi rừng, cây nốt ruồi, lá dâm bí, cây cỏ mẫu, cây chân chim, mỗi cây dùng 1kg. Với hàm lượng như vậy có thể chia thành 5 thang thuốc. Cách sử dụng cũng hết sức đơn giản: Đun sôi thuốc rồi lấy khăn trùm kín đầu và mặt để xông khoảng 1 tiếng, rồi mới uống nước thuốc. Mỗi thang thuốc chia làm nhiều lần đun, mỗi lần đun nhỏ lửa khoảng 5 tiếng đồng hồ, đun cho ấm thuốc cạn đi 50% thì bắc xuống để nguội rồi uống. Mỗi ngày chia làm 4 lần uống, lần 1 buổi sáng thức dậy, lần 2 vào buổi trưa (trước bữa ăn), lần 3 vào buổi chiều tối (trước bữa ăn), lần 4 trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống 3 chén nhỏ.

Cây xạ đen là một vị trong thang thuốc ngăn ngừa bệnh tái phát của Mế Nhổ


Khi bệnh có dấu hiệu thuyên chuyển, người bệnh cảm thấy khỏe hơn, ăn được ngủ được vẫn cần phải uống thêm thang cuối là thang thuốc kiệt, ngăn không cho mầm bệnh tái phát. Thang thuốc kiệt của bà Nhổ gồm những cây xạ đen, xạ vàng, dây bổ máu, chanh đất vừa có tác dụng chữa bệnh lại vừa có tính chất ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bà mế có hàng trăm con nuôi


"Thầy thuốc quý nhất ở tấm lòng, nếu mình có thể cứu được họ mà không cứu là có tội đấy". Dù chữa cho nhiều người khỏi bệnh nhưng nhà bà Nhổ vẫn rất nghèo, hầu như bà không lấy tiền công chữa bệnh của ai bao giờ, chỉ lấy tiền công đi lấy cây thuốc, lúc năm chục khi một trăm. Có nhiều trường hợp bệnh viện trả về nhưng được bà chữa khỏi nên đã nhận bà làm mẹ nuôi.

Anh Bùi Văn Hảo (ở xóm Chẹo, xã Tú Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình) bị ung thư gan, Bệnh viện K. (Hà Nội) trả về đã được bà Nhổ chữa khỏi. Anh Bùi Văn Long (xóm Khung, xã Thanh Hối, Tân Lạc, Hòa Bình) cũng được bà Nhổ chữa khỏi căn bệnh ung thư dạ dày nên nhận bà làm mẹ nuôi. Thấy nhà mẹ nuôi nghèo quá nên anh Long đã xây cho bà ngôi nhà cấp 4. Mới đây nhất là trường hợp của cháu Nguyễn Hoàng Yến - 6 tuổi (Mỹ Lộc, Nam Định) đã được bà cứu sống do mắc bệnh nan y.

Trong cuốn sổ chữa bệnh của bà Nhổ có hàng trăm địa chỉ của những người đã từng là bệnh nhân được bà chữa khỏi từ Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định đến Lào Cai, Sơn La, Điện Biên rồi cả Thanh Hóa, Nghệ An.

"Còn gì vui bằng khi mế đi đến đâu cũng có con, có cháu, cho dù mế chẳng nuôi chúng ngày nào. Mế cứ xuống bến xe là có các con ra đón. Ngày lễ tết các con ở khắp các tỉnh, thành về thăm mế đầy cả nhà. Đó là niềm vui sướng, hạnh phúc nhất của mế khi đã chữa được cho nhiều người khỏi bệnh", bà Nhổ tâm sự.

Có điều bà Nhổ luôn cảm thấy buồn là cho đến nay bà vẫn chưa chọn được ai trong số các con để truyền lại bài thuốc gia truyền này. Bà chỉ lo một ngày nào đó bà đi với tổ tiên thì những bài thuốc quý "chữa bệnh giúp người" sẽ bị thất truyền.

Ông Bùi Văn Thái - Chủ tịch xã Thượng Cốc - cho biết: "Đối với người dân tộc vùng cao, việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để chữa bệnh rất phổ biến. Chuyện mế Nhổ ở xóm Tre là một trường hợp như vậy. Việc bà chữa khỏi những trường hợp bị khối u (ung thư) là có thật, nhiều người khỏi bệnh đã nhận bà làm mẹ nuôi. Đây là tia hy vọng cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh nan y khi khoa học đã bó tay. Theo tôi, các cơ quan chức năng, cơ sở y tế nên nghiên cứu, khẳng định và nhân rộng bài thuốc điều trị của Mế Nhổ để đem lại thêm nhiều hy vọng hơn nữa cho những người bệnh".
Thùy Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư