Bạn biết gì về bệnh tình dục Chlamydia?

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay

Nữ doanh nhân nhập viện tâm thần vì nghiện... tình dục

"Cậu bé" và khả năng tình dục thay đổi như thế nào khi có tuổi?

Đâu là nguyên nhân khiến chị em đau khi làm "chuyện ấy"?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị xâm hại tình dục

1. Chlamydia khá phổ biến, nhiều người thậm chí còn không biết mình đã nhiễm Chlamydia. Theo thống kê năm 2014 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 1,4 triệu ca nhiễm Chlamydia đã được phát hiện tại đất nước này. Con số thực tế còn có thể cao hơn vì rất nhiều trường hợp nhiễm Chlamydia mà không hề hay biết. Năm 2003, CDC cùng Viện Da Liễu Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra về tỷ lệ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục của các nhóm quần thể dân cư khác nhau tại 5 tỉnh của Việt Nam. Họ phát hiện tỷ lệ nhiễm Chlamydia trong nhóm tân binh tại Hà nội là 9%, 0,5 - 5% trong nhóm bệnh nhân đến các cơ sở y tế và 1,5 - 5,8% trong nhóm phụ nữ có thai.

2. Chlamydia là do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là nguyên nhân gây nhiễm Chlamydia, thường xảy ra ở bộ phận sinh dục (cổ tử cung ở phụ nữ và dương vật ở nam giới). Ở cả phụ nữ và nam giới, vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm tới trực tràng và cổ họng. Nhiễm trùng có thể lây lan bằng bất kỳ hình thức hoạt động tình dục nào, bao gồm quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Hoạt động tình dục giữa bạn tình cùng giới cũng có thể dẫn đến nhiễm Chlamydia.

3. Phụ nữ trẻ hoạt động tình dục dễ bị tổn thương nhất. Theo CDC, phụ nữ từ 15 đến 24 tuổi là nhóm đối tượng được phát hiện nhiễm chlamydia nhiều nhất. Tuy nhiên, bất cứ ai có hoạt động tình dục và không được bảo vệ đều có thể bị nhiễm bệnh.

4. Chlamydia chỉ truyền nhiễm từ người sang người. Bạn chỉ có thể nhiễm Chlamydia nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh, chứ không phải do tiếp xúc bình thường, quần áo, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.

5. Triệu chứng có thể khác nhau đối với nam giới và phụ nữ. Nhìn chung, hầu hết các ca nhiễm Chlamydia đều không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, một số phụ nữ nhiễm Chlamydia có thể cảm thấy đau bụng, đau và chảy máu khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau khi đi tiểu. Ở nam giới, họ có thể cảm thấy đau tức ở khu vực bìu và tinh hoàn, đau rát khi đi tiểu,...

Đau khi đi tiểu có thể là một triệu chứng của nhiễm Chlamydia

6. Nhiễm Chlamydia có thể để lại hậu quả lâu dài về sức khoẻ. Đối với phụ nữ, nhiễm Chlamydia không được điều trị có thể gây nhiễm trùng nặng cần phải nhập viện, gây bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng đường sinh dục trên, vô sinh,...  Nam giới ít có khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn phụ nữ liên quan đến Chlamydia. Đôi khi, nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm khớp ở cả nam giới và phụ nữ, cùng với đau khi tiểu tiện và viêm kết mạc.

7. Phụ nữ nhiễm Chlamydia có thể khiến con của mình bị nhiễm trùng khi sinh. Ngoài các triệu chứng khó chịu và đau đớn của nhiễm trùng, chlamydia có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Nếu bé bị tiếp xúc với nhiễm trùng không được điều trị của mẹ trong khi sinh, bé có thể bị nhiễm trùng mắt và viêm phổi.

8. Thuốc kháng sinh là thuốc chữa có hiệu quả cao đối với nhiễm Chlamydia. Thuốc điều trị phổ biến nhất hiện này là Zithromax (azithromycin) với một liều uống duy nhất. Các loại thuốc khác có thể được sử dụng với liều lượng khác nhau trong thời gian tối đa là một tuần.

9. Bạn có thể bị Chlamydia nhiều hơn một lần. Theo Viện Nghiên cứu Bệnh Dị ứng và Nhiễm trùng Quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn có quan hệ tình dục với người nhiễm chlamydia, bạn có thể bị nhiễm chlamydia một lần nữa ngay cả khi bạn vừa hoàn thành liệu trình điều trị.

10. Chlamydia có thể được ngăn ngừa. Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm trùng là luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn