- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đôi chân của người đái tháo đường cần chăm sóc cẩn thận và đúng cách
Tác dụng của tinh dầu thơm với thần kinh của người đái tháo đường
Những điều bạn cần biết về đái tháo đường
Quả na và những lợi ích sức khỏe cho người đái tháo đường
Nghiên cứu mới giúp ngăn ngừa suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Dưới đây là 4 thói quen chăm sóc bàn chân bạn có thể áp dụng và cố gắng làm mỗi ngày:
1. Kiểm tra bàn chân
Kiểm tra bàn chân và các ngón chân, kiểm tra các đỉnh, cạnh, lòng bàn chân, gót chân, và khu vực ở giữa các ngón chân. Nếu bạn không thể kiểm tra chính đôi chân của bạn hãy sử dụng một chiếc gương hoặc nhờ người giúp đỡ. Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện ra bất kỳ vết loét, mẩn đỏ, vết cắt, vết phồng hoặc vết bầm tím.
2. Rửa chân
Bạn nên rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng. Chú ý không nên sử dụng nước quá nóng, da của bạn nhạy cảm hơn người bình thường vì vậy nó có thể làm hỏng làn da của bạn. Hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng ngón tay hoặc khuỷu tay của bạn trước khi đặt chân vào vì bệnh đái tháo đường có thể làm đôi chân bạn khó cảm nhận được nhiệt độ của nước.
Dùng khăn bông và lau thật khô chân
3. Lau khô bàn chân .
Vỗ hai chân của bạn vào nhau và sau đó đảm bảo rằng chúng đã được lau thật khô. Nhiễm trùng có xu hướng phát triển trong khu vực ẩm ướt, do đó hãy chắc chắn bạn đã làm khô cả các khe ở giữa những ngón chân.
4. Dưỡng ẩm da khô
Nếu bạn cảm thấy da chân thô hoặc khô, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa. Chú ý, không nên sử dụng kem dưỡng da giữa các ngón chân.
Một số lời khuyên giúp chăm sóc đôi chân người đái tháo đường:
- Các giải pháp sát trùng có thể gây bỏng da của bạn. Không sử dụng khi chưa hỏi ý kiến của bác sỹ.
- Không sử dụng chăn điện, chai nước nóng, dụng cụ chườm nóng lên đôi chân.
- Tránh đi chân trần. Hầu hết mọi người sẽ cảm nhận và biết tránh những khu vực đường nóng, sự lạo xạo của cát trắng và độ nóng của cát dưới trời nấng gắt nhưng bàn chân của người đái tháo đường cảm nhận nhiệt kém, nên có thể sẽ bị bỏng. Thậm chí, đi chân trần xung quanh nhà cũng có thể khiến chân bạn bị thương hoặc lở loét, nhiễm trùng.
- Không nên tự xử lý những chỗ đau, vết chai, mụn cóc hay bất kì tổn thương nào trên bàn chân của người đái tháo đường. Nên để bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm thực hiện những điều này.
- Không nên ngồi với 2 chân bắt chéo hoặc đứng lâu một vị trí trong thời gian dài.
- Chăm sóc móng: Người bị bệnh đái tháo đường cũng nên chăm sóc móng chân thường xuyên. Nếu bạn có thể tự cắt móng chân một cách an toàn, cách này sẽ giúp bạn tránh bị loét hay đau chân. Bạn có thể chăm sóc móng chân như sau: Cắt móng chân sau khi rửa chân, bởi lúc đó bộ móng của bạn đã mềm hơn; không nên cắt móng nhọn, sử dụng dũa móng tay để làm mịn các cạnh; bạn cũng không nên cắt móng quá ngắn, nếu không thể tự thực hiện, hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân.
- Cách sử dụng giày: Chọn giày dép thoải mái, giày vừa vặn với chân. Đừng bao giờ mua giày chật và hy vọng chúng sẽ có thể giãn ra. Không nên mang giày được làm bằng nhựa hoặc vật liệu không thông thoáng. Bạn có thể lựa chọn giày da, giày vải, hoặc da lộn mềm. Người đái tháo đường nên tránh dép sandal da, dép xỏ ngón, giày cao gọn nhọn mũi hay hở mũi, thay vào đó, nên chọn loại giày có thể điều chỉnh được bằng khóa hay móc cài. Nên kiểm tra bên trong đôi giày của người đái tháo đường mỗi ngày để hạn chế những thứ có thể làm tổn thương bàn chân hoặc gây dị ứng. Nếu bạn bị tổn thương thần kinh, hãy cho đôi chân được nghỉ ngơi và tháo hoặc thay giày sau 5 giờ liên tục.
- Cách sử dụng tất: Tất giúp bảo vệ cho đôi chân, nhưng bạn nên chọn những đôi tât thoải mái không quá chật. Tất được giặt sạch sẽ và phơi khô. Người đái tháo đường có thể đi tất đi ngủ nếu bạn bị lạnh.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề của chân:
Chân ngứa, đau, mất cảm giác nóng lạnh, ngay cả cảm giác khi chạm vào. Bàn chân thay đổi màu sắc hoặc hình dạng. Rụng lông chân. Móng chân bị dày, vàng và khô hơn bình thường. Khi thấy bất kỳ triệu chứng như: xuất hiện những đốm đỏ, mụn nước, vết loét, vết chai bị nhiễm trùng... cần đến gặp ngay bác sỹ. Nếu để quá lâu, bệnh có thể gây ra những biến chứng trầm trọng hơn.
Các biến chứng tiềm ẩn khi không chăm sóc chân người đái tháo đường
Những lời khuyên trên có thể giúp bạn tránh được các vấn đề về chân. Đừng nên coi thường những biểu hiện ở bàn chân, bởi nếu bạn bỏ qua những triệu chứng như móng dày, vàng khô, xuất hiện mụn, vết loét... ở chân, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nhiễm trùng, khiến việc chữa trị rất khó khăn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như chân bị hoại tử, phải phẫu thuật cắt bỏ 1 ngón chân, bàn chân hay 1 phần của chân.
Hoa Mít H+ (Theo Healthline)
Cách bảo vệ đôi chân tốt nhất là biết cách quản lý tốt bệnh đái tháo đường. Để làm tốt được điều này bạn cần:
- Kiểm tra y tế thường xuyên, bao gồm kiểm tra bàn chân mỗi lần khám bệnh và kiểm tra các chỉ số cơ bản của bạn (A1c, huyết áp và cholesterol).
- Theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Có một chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây và rau quả.
- Sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.
Bình luận của bạn