Những người bị mộng du thường không nhớ gì về những việc họ đã làm sau khi thức dậy.
Những điều bí ẩn xảy ra khi bạn đang ngủ
Nguyên nhân nào gây mộng du?
Vì sao người mộng du ngã không đau?
9 hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi ngủ
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trả lời:
Chào bạn!
Mộng du là một trong những nhóm rối loạn giấc ngủ được gọi là parasomnias (bệnh mất ngủ giả). Trong một giai đoạn mộng du, người đang ngủ có thể tham gia vào các hành vi như khi họ còn thức. Những điều này có thể bao gồm nói chuyện, ra khỏi giường và đi bộ xung quanh, hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp như mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa, nấu ăn, sắp xếp lại đồ đạc và dọn dẹp nhà cửa. Trong một số trường hợp, người mộng du có hành vi bạo lực khiến họ và vợ hoặc chồng của họ bị thương. Điểm chung ở những người bị mộng du là khi thức dậy phần lớn họ không có ký ức về những gì mà mình đã làm khi bị mộng du.
Nhiều người mộng du đã phát hiện ra chứng mộng du của mình thông qua các bằng chứng như thấy mình mặc quần áo khác so với lúc đi ngủ hoặc thấy bát đĩa bẩn trong nhà bếp.
Theo ước tính của các nhà khoa học, chứng mộng du có thể ảnh hưởng đến 2 - 15% dân số. Nó phổ biến ở trẻ em hơn người lớn và tình trạng này có yếu tố di truyền. Các cơn mộng du có thể kéo dài từ một vài phút đến hơn một giờ. Nó phổ biến ở giai đoạn NREM (Non Rapid Eye Movement: Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) của giấc ngủ.
Mộng du có liên quan đến căng thẳng, lo lắng, sử dụng rượu và chất lượng giấc ngủ kém. Tuy nhân, nguyên nhân chính xác gây ra chứng mộng du vẫn chưa được xác định.
Các triệu chứng của mộng du bao gồm: Mắt đờ đẫn vô hồn, không giao tiếp với người khác mặc dù có vẻ tỉnh táo, khó thức dậy khi bị đánh thức trong lúc đang mộng du; Mất phương hướng hay bối rối trong thời gian ngắn sau khi bị đánh thức; Những người bị mộng du cũng hiếm khi nhớ bất cứ điều gì diễn ra khi bị mộng du…
Nếu thỉnh thoảng bạn bị mộng du thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ rằng mình bị mộng du thường xuyên thì nên đến gặp bác sỹ. Mộng du là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các chấn thương liên quan đến giấc ngủ và nó có thể gây buồn ngủ, kiệt sức do giấc ngủ bị gián đoạn. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ không được chẩn đoán hoặc tình trạng y tế khác.
Hiện nay, không có cách chữa trị mộng du, tuy nhiên bác sỹ có thể giúp bạn xác định các yếu tố kích hoạt mộng du và tạo ra môi trường an toàn trong phòng ngủ để ngăn ngừa thương tích.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn