Mộng du xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em
Vì sao người mộng du ngã không đau?
9 hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi ngủ
Bài thuốc chữa bệnh mộng du
Chết vì "bơm" mông - cái giá của sắc đẹp
1. Di truyền
Các chuyên gia nói rằng, mộng du có liên quan mật thiết đến di truyền. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 99 trẻ em, trong đó có 37 trường hợp có cha hoặc mẹ hoặc cả hai bị đã từng bị mộng du, cho thấy, nếu cả cha và mẹ của một đứa trẻ đã từng bị mộng du thì nguy cơ trẻ đứa trẻ đó bị mộng du sẽ tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với người khác.
Thực tế, một nghiên cứu khác đã thực hiện phân tích trên 4 thế hệ trong một gia đình bị mộng du, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể 20 gọi là faultine có thể gây ra tình trạng mộng du. Tuy nhiên, cho tới nay họ vẫn chưa xác định được chính xác gene nào chịu tránh nhiệm cho việc này.
2. Điều kiện sức khỏe
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, một số điều kiện sinh lý và rối loạn sức khỏe nhất định như: Động kinh, sốt, rối loạn giấc ngủ, hội chứng chân không yên, đau nửa đầu, hội chứng ngưng thở khi ngủ, giai đoạn tiền kinh nguyệt, chấn thương ở đầu, chứng tăng tuyến giáp, thiếu ngủ và mệt mỏi… cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt gene gây mộng du hoạt động.
3. Ngủ với bàng quang đầy (buồn tiểu trong khi ngủ)
Trong một số trường hợp, mộng du có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn khi bàng quang của họ bị đầy trong khi ngủ. Điều này thậm chí có thể dẫn đến tình trạng người bị mộng du đi tiểu ở những nơi không đúng như tủ quần áo hay trong nhà.
4. Ảnh hưởng của rượu và thuốc
Uống rượu, bia có thể là nguyên nhân gây mộng du ở người lớn
Mộng du ở người lớn đôi khi có thể xảy ra do các yếu tố làm tăng giấc ngủ N3 trong chu kỳ giấc ngủ, làm cho họ trở nên khó ngủ hơn. Một số yếu tố thường gặp như: Việc lạm dụng rượu bia, tác dụng phụ của các loại thuốc an thần, thuốc chẹn thụ thể B, thuốc chống trầm cảm và thuốc chữa các vấn đề thần kinh… Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.
5. Căng thẳng và lo âu
Căng thẳng lo âu có thể là nguyên nhân gây mộng du ở cả người lớn và trẻ em
Đây được cho là một trong những nguyên nhân có thể gây mộng du ở cả trẻ em và người lớn.
Các nhà khoa học nói rằng mộng du ở trẻ em có thể được kích hoạt khi một đứa trẻ đang phải chịu nhiều áp lực. Nguyên nhân có thể do những lo lắng, căng thẳng liên quan tới các mối quan hệ ở trường học, bạn bè, thầy cô, áp lực học tập hoặc các vấn đề xảy ra trong gia đình như: Bố mẹ bất hòa hay tình cảm anh chị em… Một số đứa trẻ thậm chí còn có xu hướng đi ngủ để trốn tránh những áp lực trong cuộc sống.
Ở người lớn, mộng du có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn so với trẻ em. Nghiên cứu đã cho thấy, những người trưởng thành bị mộng du sẽ có nguy cơ cao hơn gặp phải các vấn đề sức khỏe như: Mất ngủ, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, lo lắng và trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
6. Yếu tố bên ngoài
Âm thanh đột ngột, những va chạm bất ngờ hoặc ánh sáng trong khu vực ngủ,… cũng có thể là những yếu tố gây ra tình trạng mộng du ở một số người có nguy cơ cao.
7. Bệnh tâm thần
Người có rối loạn về tâm thần sẽ có nguy cơ cao hơn bị mộng du
Một nghiên cứu vào năm 2012 của Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ cho thấy, những rối loạn tâm thần như: Trầm cảm, lo lắng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới mộng du.
Ngoài ra, ở một số người cao tuổi, mộng du có thể xảy ra như một hậu quả của chứng suy giảm chức năng tâm thần hoặc chứng mê sảng đêm. Điều này thường thấy ở những người già mắc bệnh Alzheimer, người có xu hướng bị kích động hoặc nhầm lẫn vào ban đêm.
Khi nào người mộng du nên đi khám?
Đối với trẻ em: Mộng du được cho là khá phổ biến và là một hiện tượng bình thường ở trẻ em. Mộng du ở trẻ em sẽ tự biến mất khi chúng lớn lên, tuy nhiên nếu thấy trẻ có một số biểu hiện dưới đây thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ khám để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
- Trẻ bị ngưng thở khi ngủ và điều này làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
- Trẻ bị sốt hoặc mắc một số bệnh khác.
- Tình trạng mộng du của trẻ xảy ra khi sử dụng một số loại thuốc.
- Trẻ đã từng bị thương tích nhiều lần hoặc có xu hướng đi ra bên ngoài nhà khi mộng du.
- Tình trạng mộng du xảy ra kéo dài cả khi trẻ bước vào những năm tuổi thiếu niên.
Đối với người lớn: Khi mộng du xảy ra đối người trưởng thành thì họ cũng sẽ có nguy cơ bị các thương tích cao hơn và nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân nào ảnh hưởng tới tình trạng mộng du của họ, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường điều trị một số vấn đề như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ sẽ có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh.
Bình luận của bạn