Những rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng mà nhiều người cao tuổi phải đối mặt

Các rối loạn giấc ngủ có thể khiến người cao tuổi gặp nhiều vấn đề sức khỏe

Bạn đã biết dùng liệu pháp mùi hương trị mất ngủ, đau đầu, trầm cảm?

Cả không ngủ được và ngủ quá nhiều đều ảnh hưởng xấu tới người cao tuổi

Muốn ngủ ngon, giảm mất ngủ thì nên ăn gì, uống gì?

Thiếu ngủ có ảnh hưởng đến trí nhớ?

Điều này xảy ra bởi vì nhịp sinh học hoặc đồng hồ sinh học của con người bắt đầu thay đổi theo tuổi tác. Vì vậy, bên cạnh việc khó ngủ và mất ngủ, người cao tuổi có thể gặp những rối loạn giấc ngủ đặc biệt sau:

Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là khi người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong giây lát, ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Có 3 loại ngưng thở khi ngủ phổ biến là: Ngưng thở do tắc nghẽn, ngưng thở trung ương (ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân thần kinh trung ương) và ngưng thở hỗn hợp.

Cả 3 loại ngưng thở khi ngủ này đều có các triệu chứng: Ngáy to, khô miệng khi thức, thở hổn hển khi thức dậy, tạm dừng thở khi ngủ.

Hãy đi khám để có được cách điều trị tốt nhất. Bởi lẽ, chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ một số bệnh, như: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ...

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome/RLS) ở người lớn tuổi có thể gây rất nhiều khó chịu vì hai chân luôn trong trạng thái muốn vận động. Theo Mayo Clinic, hội chứng này có thể do sự mất cân bằng dopamine trong não, gây kích hoạt sự vận động cơ bắp không tự nguyện. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, râm ran ở chân khi nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm, khiến họ phải liên tục di chuyển để giảm bớt sự khó chịu này.

Bạn nên nói chuyện với bác sỹ để tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân tại nhà để giảm hội chứng này, bao gồm: Tập yoga, giãn cơ và xoa bóp chân thường xuyên.

Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn

Các nhà nghiên cứu khoa học đã xếp những người không thể ngủ vào ban đêm là những người mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (Delayed Sleep Phase Syndrome/DSPS). Tình trạng này thường gặp ở người trẻ tuổi và xấu đi khi về già. Tình trạng trở nên nghiêm trọng nếu nó bắt đầu làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày.

Những người bị DSPS thường sẽ không thể ngủ trước thời điểm 2 hoặc 3 giờ sáng, thậm chí là 4 giờ sáng và rất khó thức dậy vào buổi sáng.

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Bạn nên đặt thời gian ngủ sớm dần đến khi đạt mức mong muốn, duy trì liên tục đến khi thay đổi được đồng hồ sinh học của giấc ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào sáng sớm và tránh ánh sáng vào đêm cũng có thể áp dụng.

Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) đặc trưng bởi buồn ngủ ban ngày quá nhiều và các cơn buồn ngủ ập tới bất ngờ mà bạn không cưỡng lại được. Nó khiến bạn mệt mỏi quá sức chịu đựng vào ban ngày, buộc bạn phải đi ngủ vào những thời điểm không thích hợp.

Nguyên nhân gây ngủ rũ có thể là do thiếu hypocretin (hóa chất điều hòa giấc ngủ REM). Chứng ngủ rũ có thể khiến người lớn tuổi khó có thể duy trì các thói quen trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là việc duy trì hoạt động thường xuyên. Bởi vì có thể thay đổi nhịp sinh học, chứng ngủ rũ sẽ khiến việc ngủ vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm chứng ngủ rũ, điều trị thông thường chỉ tập trung vào một số loại thuốc (như chất kích thích, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRIs và SNRs, thuốc chống trầm cảm ba vòng, Natri Oxybate) và điều trị hành vi để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những người bị chứng ngủ rũ còn có thể bị bóng đè hay trạng thái tê liệt khi đang ngủ. Bóng đè là trạng thái tỉnh giấc khi đang ngủ, cảm nhận được thế giới xung quanh nhưng cơ thể không thể nào dịch chuyển được. Lúc đó, bạn cảm thấy như có một thứ gì đó đang đè lên cơ thể và không thể cử động.

Biết Tuốt H+ (Theo Casper)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già