1
2

Thực tế, An ninh y tế đã được nhắc tới trong “Báo cáo phát triển con người” của Liên Hợp Quốc từ năm 1994. An ninh y tế là 1 trong 7 thành phần cấu thành để đảm bảo An ninh con người và đã được Liên Hợp Quốc cũng như WHO triển khai từ đó. Tuy nhiên, đến năm 2015, chương trình này có xu hướng chững lại, vì nhiều lý do, cho nên đến năm 2016, trước Liên Hợp Quốc, Tổng thống Obama mới nhắc lại khái niệm này, làm rõ hơn khái niệm này theo quan điểm của Hoa Kỳ.

Cho tới nay, khái niệm về An ninh y tế vẫn chưa đạt được sự thống nhất toàn cầu, nhưng định nghĩa về An ninh y tế do WHO đưa ra được nhiều quốc gia công nhận. Chúng ta có thể hiểu An ninh y tế là các hoạt động cần thiết, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm giảm thiểu nguy cơ và tác động của các biến cố y tế cộng đồng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân trên một quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.

An ninh y tế là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của chế độ quản trị y tế của mỗi quốc gia. Chúng ta có thể thấy rõ nhất vai trò của An ninh y tế trong đại dịch COVID-19, điều mà các dịch bệnh như SARS, H5N1, H1N1… chưa thể hiện rõ. Có không ít quốc gia, dù giàu có, nhưng hệ thống y tế cũng “vỡ trận” trước đại dịch. Những căn bệnh truyền nhiễm này không chỉ đơn thuần là các vấn đề sức khỏe cộng đồng mà còn được coi là mối đe dọa sâu sắc đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ hiện đã thừa nhận rằng, những thách thức về sức khỏe cộng đồng như đại dịch (HIV/AIDS, cúm gia cầm…) là không có ranh giới. Vì vậy, một trong những bài học lớn nhất từ đại dịch là tầm quan trọng của An ninh y tế với những hành động kịp thời, chính xác và đáng tin cậy của các cơ quan có thẩm quyền.

Việc bảo đảm An ninh y tế không chỉ là đối phó với đại dịch hoặc các căn bệnh trong cộng đồng mà còn nâng cao sức khỏe toàn dân và thực hiện các biện pháp hỗ trợ cá nhân trong xã hội. Việc đầu tư vào chăm sóc sức khỏe có nghĩa là chúng ta đang nuôi dưỡng một thế hệ khỏe mạnh, năng động để đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, tôi cho rằng An ninh y tế là một vấn đề mở và vô cùng cần thiết với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

3

Mục tiêu chung của Chương trình An ninh y tế toàn cầu là nhằm tiến tới một thế giới an toàn hơn với các nguy cơ do bệnh truyền nhiễm gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động của bệnh dịch nguy hiểm, phát hiện sớm dịch bệnh, minh bạch thông tin và chia sẻ với cộng đồng quốc tế nhằm đáp ứng có hiệu quả với các dịch bệnh trên người và động vật.

4

Việt Nam tham gia Chương trình An ninh y tế toàn cầu sẽ có rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là lợi ích được cảnh báo nguy cơ các bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động của bệnh dịch nguy hiểm. Nhưng đó chưa phải là lợi ích lớn nhất. Lợi ích lớn nhất là về chính trị, chính sách. Cam kết tham gia chương trình có nghĩa là Chính phủ Việt Nam đã “ký” vào bản cam kết bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cam kết này được cả thế giới ghi nhận. Ký vào cam kết này, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của thế giới trong việc xây dựng các chính sách y tế cho phù hợp. Ví dụ như về bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, chương trình mà các quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện tới năm 2030 hồi tháng 9 vừa qua.

Tiếp theo là những hỗ trợ từ các tổ chức y tế thế giới về chiến lược, đào tạo, công nghệ, kinh tế, năng lực y tế… Ví như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ đã hỗ trợ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM nâng cao năng lực xét nghiệm các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi. Cảnh báo sớm, chuyển giao các giải pháp điều trị dịch bệnh hay đào tạo cán bộ y tế ngăn ngừa dịch bệnh… Đặc biệt, thúc đẩy an ninh y tế, hệ thống y tế nước ta sẽ được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn.

SK+ A Hoang-06

Thực tế, BHYT toàn dân chỉ là một trong những vấn đề mà WHO và các quốc gia trên thế giới đang triển khai trong chương trình An ninh y tế mà thôi. Bên cạnh BHYT toàn dân còn có chăm sóc sức khỏe ban đầu, còn có loại trừ các bệnh lây nhiễm như lao, HIV hay là chương trình Lão hóa (Ageing) chẳng hạn.

Việt Nam đã hướng tới BHYT toàn dân từ nhiều năm nay. Ước tính, 92% dân số đã có BHYT. Từ năm 2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Thực hiện BHYT toàn dân có nghĩa là mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Thành quả của BHYT toàn dân không phải bây giờ chúng ta mới đạt được, tuy nhiên con số 92% này vẫn chưa thực sự ấn tượng, chưa đạt tới mục tiêu do Nhà nước đề ra, mặc dù đây là chính sách an sinh xã hội. Chính vì thế mà BHYT toàn dân đã được Chính phủ xác định là một chương trình mục tiêu lớn quốc gia.

Việc tham gia Chương trình An ninh y tế toàn cầu, hướng tới BHYT toàn dân năm 2030, Việt Nam sẽ được WHO, Liên Hợp Quốc hỗ trợ về chính sách, về kinh tế để đảm bảo chương trình mục tiêu này. Lúc đó, người dân sẽ là người được hưởng lợi. Ví dụ như, người nghèo/cực nghèo sẽ được hỗ trợ mua BHYT, được chăm sóc, điều trị bệnh một cách bình đẳng. Các gia đình vừa mới thoát nghèo sẽ không còn bị tái nghèo vì áp lực tự bỏ tiền chăm sóc y tế.

6

Câu hỏi của bạn mang tính khái quát vĩ mô. Tuy nhiên theo tôi để phòng bệnh chủ động hiệu quả sẽ cần bắt nguồn từ chính sách của Bộ Y tế dưới sự hỗ trợ của WHO. Những chính sách ban hành cần đúng, phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.

Tiếp theo, chiến lược vô cùng quan trọng là truyền thông giúp người dân nâng cao nhận thức về phòng bệnh chủ động. Người xưa thường có quan điểm “trị vị bệnh”, tức là trị bệnh khi bệnh chưa phát. Thế nhưng vẫn còn không ít người dân xem nhẹ việc phòng bệnh, chính vì vậy cần nâng cao hơn nữa nhận thức về dự phòng bệnh chủ động. Điều này phụ thuộc vào cán bộ y tế cơ sở. Vì sao tôi nói như vậy? Vì hệ thống các trạm y tế thôn/bản/xã đã và đang trải khắp Việt Nam, có cán bộ y tế bám thôn/bản. Đây cần là những tuyên truyền viên tích cực nhất trong việc phòng bệnh chủ động. Ví dụ như, cán bộ ở trạm y tế xã, thôn tích cực đi tuyên truyền cho người dân trong thôn/bản về cách bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm theo mùa… Đó là cách phòng bệnh chủ động, chăm sóc bệnh từ ban đầu, chứ không chờ đến khi có bệnh mới chữa. Đội ngũ cán bộ y tế này của hệ thống y tế Việt Nam hiện nay còn yếu về năng lực chuyên môn thì có thể được đào tạo về năng lực chuyên môn dưới sự hỗ trợ của WHO, CDC Hoa Kỳ chẳng hạn. Các chương trình đào tạo này có thể trực tiếp, cũng có thể dưới dạng số hóa - các bài giảng được ghi sẵn, có minh họa bằng hình ảnh, để cán bộ y tế dễ tiếp cận và sử dụng làm tư liệu đào tạo cho cộng đồng.

Có một điều nữa tôi cũng muốn nói tới là các vườn thuốc trong dân. Việt Nam là quốc gia của cây thuốc, vị thuốc, sao chúng ta không tận dụng? Mỗi trạm y tế có một vườn thuốc nam, dùng để trị các bệnh thông thường như cảm cúm, đau bụng… Đã có một thời gian chúng ta bỏ quên các vườn thuốc nam này, giờ nên khôi phục lại.

7

TPCN có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chúng ta thường nói với nhau “không có bệnh là tốt nhất”, vì vậy cần chủ động không để bị mắc bệnh ngay từ đầu, nếu chẳng may bị bệnh thì cần phải điều trị sớm, tăng cường sức khỏe tổng thể, đẩy lùi bệnh tật. Một công dụng quan trọng của TPCN là tăng cường sức đề kháng. Khi hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh, cơ thể sẽ có khả năng đề kháng với bệnh tật. Bên cạnh đó là hệ thống các sản phẩm TPCN, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật. Tùy thuộc vào cơ thể và bệnh lý mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.

8

Một trong những xu thế hiện nay là cá nhân hóa các sản phẩm, TPCN không thể đứng ngoài xu thế này. Và các nhà sản xuất TPCN cần nghiên cứu, đổi mới và cho ra đời những sản phẩm riêng biệt như vậy. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần nâng cao tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm phù hợp với quốc tế và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm TPCN chất lượng.

Với tôi, mục tiêu y tế nào cũng vậy, BHYT hay chăm sóc sức khỏe ban đầu đều phải hướng đến người dân, coi lợi ích của người dân là trên hết. Có như vậy, mới bền được.

9
10
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ