2/3 phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực
Bằng chứng “độc đáo” cho bạo lực gia đình: Hormone!
Giật mình với bạo lực học đường Việt Nam
Bảo vệ trẻ trước trò chơi bạo lực
Phát hiện gene 'bạo lực'
Hơn 1.600 vụ bạo lực gia đình trong 5 năm
Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một vấn đề mang tính toàn cầu, xảy ra ở mọi xã hội, trong đó có Việt Nam. Các hình thức bạo lực phổ biến bao gồm: Bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và mua bán người… Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình cho thấy, 58% phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 60 đã từng kết hôn cho biết, họ từng bị bạo hành do chồng hoặc bạn tình gây ra ít nhất một lần. Mặc dù vậy, 50% nạn nhân là nữ giới chưa từng tiết lộ cho ai biết việc mình bị bạo hành; 87% nạn nhân chưa bao giờ viện đến sự trợ giúp của chính quyền hoặc các dịch vụ trợ giúp chính thức.
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một vấn đề mang tính toàn cầu
Phụ nữ và trẻ em gái không chỉ là nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình mà còn có nguy cơ bị mua bán, lạm dụng và xâm hại tình dục ở các môi trường khác ngoài gia đình. Theo thống kê của Bộ Công an (năm 2013), trong khoảng thời gian từ 2012 đến quý I năm 2013, có 550 vụ mua bán người được phát hiện với 1.080 nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái. Trong 5 năm (từ 2008 đến 2012), có 5.960 vụ lạm dụng tình dục trẻ em gái và cưỡng hiếp phụ nữ được phát hiện trên toàn quốc. Mối lo ngại lớn nhất là tình trạng lạm dụng và bạo lực tình dục đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. Bên cạnh đó, nạn tảo hôn, ép hôn vẫn phổ biến với tỷ lệ là 16% (năm 2012).
Khoảng trống hình thành từ nhận thức
Bên cạnh đó, chưa có các quy định chuẩn cho các cơ sở trợ giúp như điều kiện tối thiểu về “nhà tạm lánh”, tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên các cơ sở trợ giúp nạn nhân. Thứ nhất, không phải tất cả nạn nhân đều được trợ giúp pháp lý. Thứ hai, nạn nhân rất lúng túng trong khi cơ quan chức năng yêu cầu chứng minh thương tật để làm hồ sơ khởi tố, nhưng cơ quan chức năng lại không có một văn bản hướng dẫn trình tự thủ tục cho nạn nhân bị bạo lực giới khi họ cần chứng minh. Chính vì vậy mà nạn nhân bị bạo lực thì nhiều mà số lượng được quan tâm và giải quyết của pháp luật còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có quy định chính thức về cơ quan chịu trách nhiệm chính trong vai trò quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm giải trình về bạo lực. Có tới 66% người bị bạo lực giới không hài lòng với việc hòa giải tại cộng đồng, những người bị bạo lực giới không còn tin tưởng vào chất lượng của các dịch vụ vì thái độ và cách xử lý của các cơ quan chức năng.
58% phụ nữ trong độ tuổi kết hôn từng bị chồng bạo hành
Theo ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội: “Vấn đề cần thiết hiện nay là phải xây dựng một chương trình tổng thể về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, trong đó làm rõ trách nhiệm giải trình và kết nối chặt chẽ các bên liên quan nhằm xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp một cách tổng thể, đồng bộ và kịp thời”.
Ông Phạm Ngọc Tiến đề xuất: “Để phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, chúng ta cần tập trung vào 7 nhóm giải pháp, đó là: Đẩy mạnh hoạt động nâng cao nhận thức tuyên truyền; Tiếp tục rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật; Nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực”.
Để bạo lực tiếp cận với công lý thì người lên tiếng chính những người bị bạo hành
Để vấn đề bạo lực tiếp cận với công lý thì người lên tiếng chính những người bị bạo hành, sau đó là tiếng nói của các tổ chức, ngành khác nhau. “Việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình, việc hỗ trợ nạn nhân, bảo vệ nạn nhân quan trọng nhất là sự hợp tác đa ngành, không chỉ là việc của hội phụ nữ, công an, mà cần ngành văn hóa vào cuộc, cần pháp luật hỗ trợ về mặt pháp lý, cần có tổ chức đào tạo kỹ năng chống bạo lực cho người dân”, chị Lê Phương Thúy – Trưởng phòng tư vấn và hỗ trợ Phụ nữ CWD – VWU cho biết.
Bình luận của bạn