Bắt đầu kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại Hà Nội

Lực lượng chứ năng tiến hành kiểm tra chất lượng bánh Trung thu (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn làm bánh Trung thu nhân truyền thống

Phát hiện bánh Trung thu không gắn hạn sử dụng

Bát nháo khuôn làm bánh Trung thu

Bánh trung thu kèm... tương ớt - "món độc" gây ngộ độc

Theo đó, đối tượng kiểm tra bao gồm: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu bánh kẹo, bánh Trung thu. Các làng nghề truyền thống như: Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, La Phù, Liên Ninh và các nhà hàng, khách sạn sản xuất bánh Trung thu. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh phụ gia thực phẩm, các nguyên liệu, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm bánh trung thu cũng nằm trong diện kiểm tra.

Nội dung kiểm tra chủ yếu là xuất xứ phụ gia thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất bánh Trung thu (gồm vỏ bánh và nhân bánh), kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bánh Trung thu, lấy mẫu giám định chất lượng.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn có trên 120 cơ sở lớn, nhỏ sản xuất bánh Trung thu. Sở Y tế Hà Nội đã kiểm nghiệm 24 mẫu bánh Trung thu, tất cả đều đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, nhiều vỉa hè, lề đường, trong một số khu chợ vẫn xuất hiện loại bánh Trung thu với thương hiệu truyền thống, nhưng khi tìm hiểu kỹ đều không ghi rõ cơ sở sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân chọn mua bánh Trung thu theo những tiêu chí sau: Phải có nguồn gốc rõ ràng; Ghi rõ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng; Được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, bảo quản theo đúng quy định; Sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ. Đặc biệt, tuyệt đối không mua và sử dụng sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát…
Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin