Sốt, tiêu chảy không phải là dấu hiệu bé mọc răng

Bé mọc răng thường khó chịu, cáu gắt

Bé mọc răng: Mẹo giúp bé không bị đau và thoải mái hơn

Mẹo giảm khó chịu khi bé mọc răng

Bố mẹ có biết vì sao phải giữ răng sữa của con lại không?

​Răng sữa là nguồn tế bào gốc quan trọng

Các chuyên gia, bao gồm cả những chuyên gia ở Học viện Nhi khoa Mỹ, nói: Sốt và tiêu chảy không phải là các triệu chứng mọc răng thông thường. Một trong những lời giải thích hợp lý nhất là: Những triệu chứng này xảy ra là vì trẻ cắn mọi thứ trong miệng để làm dịu lợi nên chúng bị ốm khi tiếp xúc với virus, vi khuẩn.

Bởi vậy, nếu thấy bé bị tiêu chảy, sốt hoặc sổ mũi, đừng coi như là dấu hiệu của việc mọc răng, đặc biệt là nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ. Hãy cho bé đi khám nếu bé sốt trên 38,5 độ C kèm theo ngủ mê, ăn ít, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến khi bé mọc răng:

- Chảy dãi

Bác sỹ Nhi Deb Lonzer – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhi đồng Cleveland Clinic nói: "Có 1/3 số trẻ sơ sinh bị mệt mỏi, 1/3 khác thì bị kích thích, 1/3 có thể bị khó ngủ khi chúng mọc răng".

- Sưng nướu

- Một chiếc răng có thể nhìn thấy rõ chỗ nướu bị nứt

- Cáu gắt

-Gắt ngủ

- Cố gắng cắn, nhai mọi thứ

- Xoa mặt

- Không ăn

- Dứt tai

Nếu bạn thấy một vài dấu hiệu trên đến cùng lúc, rất có thể bé đang mọc răng. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày nếu bé mọc 1 răng, hoặc vài tháng nếu có rất nhiều răng mọc lên cùng lúc.

Thứ tự mọc răng của trẻ

Hầu hết các em bé mọc răng đầu tiên khi được 4 đến 7 tháng tuổi. Một số trẻ mọc sớm (3 tháng) hoặc sau 1 tuổi. Có thể vài răng mọc lên cùng lúc, hoặc mọc từng chiếc một. Răng thực sự đã bắt đầu phát triển khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Những mầm răng này nằm trong lợi của bé.

Thứ tự mọc răng thường thấy là: Hai răng ở hàm dưới, sau đó là hai răng cửa hàm trên, rồi đến các răng ở hai bên và răng hàm. Răng hàm thường mọc vào lần sinh nhật thứ 2 của bé. Cho đến 3 tuổi, bé sẽ có đầy đủ 20 răng sữa. Sau đó răng sữa sẽ rụng để răng vĩnh viễn mọc lên, khoảng 6 tuổi. 

Tìm hiểu thêm: Cách giảm đau khi bé mọc răng, giảm ngứa nướu


An An H+ (Theo babycenter.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt