Lưu ý giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa cúm

Thời tiết giao mùa hiện nay cũng là lúc bệnh cúm mùa bùng phát mạnh

Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

Podcast: Trẻ mắc cúm B có triệu chứng gì?

Bệnh nhân mắc cúm A (H5N1) ở Khánh Hòa tử vong, Bộ Y tế ra khuyến cáo khẩn

Podcast: Làm sao khi trẻ mắc cúm A liên tục sốt cao 39, 40 độ C?

Thời tiết thất thường khiến dịch cúm gia tăng

Thời điểm giao mùa Xuân Hè là lúc cúm mùa hoành hành, trong đó cúm B chiếm khoảng 40%, cúm A chiếm 60%. Tương tự các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính khác, virus cúm mùa gây bệnh với các dấu hiệu nhận biết như: Ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể…

Để được chẩn đoán bệnh cúm, người bệnh nên đi khám, làm các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định. Bệnh cúm mùa đôi khi có thể tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên, có thể diễn biến nặng, gây ra biến chứng nguy hiểm với hệ tim phổi.

Trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, lúc ấm, lúc lạnh thuận lợi cho bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có các tác nhân gây bệnh cúm.

Để chủ động phòng, chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động áp dụng một số biện pháp như: Đeo khẩu trang khi đi tới nơi đông người và trên các phương tiện giao thông công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Mắc bệnh cúm, nên làm gì để bệnh nhanh khỏi?

Xử trí cơn sốt

Người mắc bệnh cúm sốt cao trên 38 độ C có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau ở liều lượng an toàn, đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Người mắc bệnh cúm sốt cao trên 38 độ C có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau ở liều lượng an toàn, đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Cúm A và cúm B tuy khác nhau về chủng virus, nhưng gây ra triệu chứng tương tự như: Sốt, đau họng, ho, có đờm, đau đầu, đau cơ bắp. Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, giảm ho, thông mũi theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung nước và điện giải đều đặn bằng cách uống dung dịch oresol, nước dừa, nước trái cây tươi.

Trẻ nhỏ cần được theo dõi thân nhiệt thường xuyên, kết hợp chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt đúng cách.

Nhiều người lo lắng bị sốt cao do cúm có cần kiêng tắm, kiêng nước. Tuy nhiên, thời tiết miền Bắc hiện đã tăng nhiệt đáng kể. Người bệnh cúm nên tắm nước ấm để thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm trong cổ họng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, tránh tắm lâu, tắm nước lạnh để không làm các triệu chứng nặng thêm. Sau khi tắm, hãy lau khô cơ thể nhanh và nhẹ nhàng. Tránh gió lùa và đảm bảo môi trường tắm nhiệt độ ấm và dễ chịu. Người bệnh cúm cũng không nên tắm muộn vì sức đề kháng yếu trong giai đoạn này kém dễ có thể gây hệ lụy cho sức khỏe.

Vệ sinh mũi họng

Người bị cúm nên súc miệng với nước muối ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ chất nhầy tích tụ phía bên trong cổ họng. Có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để cải thiện tình trạng ngạt mũi, sổ mũi.

Dinh dưỡng cho người bị cúm

Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, người bị cúm nên bổ sung thực phẩm giàu vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin C và kẽm. Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ ngọt, đồ ăn nhiều chất béo trong giai đoạn này.

Triệu chứng đau họng, sốt có thể khiến người bệnh chán ăn. Khi đó, bạn nên ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo, súp để nâng cao thể trạng. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm