Trẻ sốt do viêm amidan nguy hiểm không và cách hạ sốt

Trẻ sốt do viêm amidan có nguy hiểm không?

Cẩn thận với biến chứng do viêm amidan mạn tính

Bị viêm amidan cấp, khi nào cần gặp bác sỹ?

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm amidan mạn tính hiệu quả?

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm amidan

Triệu chứng trẻ sốt do viêm amidan

Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập quá tải, amidan không thể ngăn chặn hết dẫn đến viêm và sưng amidan, gây nên tình trạng sốt. Thông thường trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị sốt amidan. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà sốt do viêm amidan được chia làm 2 loại:

- Sốt viêm amidan cấp tính: Trẻ phát sốt đột ngột đến 38-39 độ C, thậm chí lên 39,5 độ C kèm theo bị rét run người, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn hoặc bỏ bú, khô miệng, khô da, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, đi ngoài táo bón, nóng rát họng, đau họng, đau tai, nuốt nghẹn, viêm mũi, chảy nước mũi, ho có đờm, thở khò khè, ngủ ngáy....

- Sốt viêm amidan mạn tính: Trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng hay bị sốt vặt, người ngây ngây, nhất là vào buổi chiều, thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, nuốt khó khăn, ho từng cơn kéo dài, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy, đau rát họng, thở khò khè, ngủ ngáy to, thậm chí trẻ không kiểm soát được việc thở khi đang ngủ, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.

Trẻ sốt do viêm amidan kéo dài bao lâu và nguy hiểm không?

Nắm rõ nguyên tắc hạ sốt giúp trẻ sớm ổn định thân nhiệt

Nắm rõ nguyên tắc hạ sốt giúp trẻ sớm ổn định thân nhiệt

Trẻ sốt do viêm amidan có thể kéo dài từ 1-4 ngày. Nếu được điều trị đúng lúc, 70% số trẻ bệnh sẽ hết sốt sau 3-4 ngày.

Trẻ sốt do viêm amidan nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Sốt do viêm amidan là hiện tượng phổ biến ở trẻ em do các độc tố từ ổ viêm kích thích cơ thể sản sinh chất gây sốt nội sinh. Cha mẹ cần nắm rõ nguyên tắc hạ sốt kịp thời cho trẻ để tránh biến chứng do sốt cao như co giật, mất nước, hôn mê sâu... 

Cách hạ sốt do viêm amidan cho trẻ

Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày, bổ sung các loại nước ép từ trái cây, rau củ; Cho trẻ nghỉ ngơi và thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Ngoài ra, nên áp dụng thêm các biện pháp sau:

- Chườm mát: Chườm khăn mát lên trán, nách, bàn tay, bẹn, bàn chân của trẻ để hạ bớt thân nhiệt. Không nên dùng nước lạnh cơ vì có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến sốc nhiệt.

- Sử dụng rau diếp cá: Rửa sạch với nước muối, sau đó xay nhuyễn lọc lấy nước cốt, cho thêm ít muối hạt, chia lần uống trong ngày để hạ sốt.

- Đắp chanh tươi: Cắt một vài lát chanh rồi đắp lên trán, lòng bàn chân, cổ tay của trẻ, giữ trong 5-7 phút sau đó lau sạch bằng khăn ấm.

- Quần áo: Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi giúp mồ hôi của trẻ được thoát ra ngoài, hạn chế mặc quần áo quá chật và dày.

Trường hợp trẻ sốt do viêm amidan trên 38,5 độ, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.  Mỗi loại thuốc hạ sốt có thời gian tác dụng khác nhau, thường cách 6 giờ giữa 2 lần uống.

Trẻ sốt do viêm amidan khi nào cần đến bệnh viện?

Cần theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể trẻ để phát hiện những thay đổi bất ngờ khi vẫn còn trong cơn sốt amidan. Nếu sau 2 ngày trẻ vẫn không hạ sốt dù đã áp dụng những phương pháp hạ sốt cần thiết; Hoặc nếu trẻ sốt quá cao trên 39 độ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để phòng biến chứng do sốt.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ