Với những người đau dạ dày , ăn uống cần chú ý nấu chín, ninh mềm thức ăn, không nên dùng thực phẩm sống.
4 mẹo nhỏ phòng bệnh dạ dày
Chè dây - dược liệu quý trong điều trị bệnh dạ dày
Infographic: Đồ ăn có thể khiến bạn trầm cảm
Muốn giảm co giật, trẻ động kinh nên ăn gì?
Theo tư vấn của Cục An toàn thực phẩm: Chế độ ăn với những người bị bệnh dạ dày cần hướng tới mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.
Dạ dày có vai trò quan trọng, ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ở ruột non.
Khi ăn nên ăn thật chậm, nhai kỹ để nghiền nát thức ăn giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm acid và bão hòa acid có trong dạ dày.
Những người bị dạ dày không nên ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.
Khi ăn cũng lưu ý không ăn quá nhiều canh cùng với bữa cơm.
Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.
Người bị các bệnh liên quan tới dạ dày nên ăn các loại thức ăn như sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ…
Cần tránh các loại thức ăn có độ acid cao dễ sinh hơi trong dạ dày như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ, tương ớt… hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi, bưởi chua…
Tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, thức ăn có nhiều gia vị như ớt, tỏi, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào, gân sụn hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas…
Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích…
Viêm dạ dày còn do các yếu tố tâm lý thần kinh bị căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu, stress, làm cho hệ thống thần kinh bị kích thích, dẫn tới tiết nhiều acid.
Do đó, người bệnh luôn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng,…
PGS. TS Trần Văn Thuấn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa
Bình luận của bạn