Bệnh viêm loét dạ dày có thể phòng ngừa được
Gạo nếp có thực chữa được đau dạ dày?
Khoai lang chữa viêm dạ dày, đái tháo đường
Dấu hiệu bạn bị nhiễm khuẩn H. pylori dạ dày
Phát hiện ung thư dạ dày bằng... hơi thở
Không hút thuốc lá
Hút thuốc được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, như loét dạ dày, loét tá tràng...
Giải tỏa căng thẳng
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chẳng hạn, nếu bạn thường bị căng thẳng, tâm lý kích động hoặc trầm cảm..., thì những vết lở loét hay mẩn ngứa dễ phát sinh và tái phát trên cơ thể. Ngoài ra, áp lực cao sẽ khiến acid dạ dày tiết ra quá độ, khiến khả năng tự phục hồi của niêm mạc dạ dày giảm sút. Thời gian dài tâm lý bất ổn sẽ phá hoại hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Do đó, tâm trạng vui vẻ, tư tưởng lạc quan, ý thức tự giải tỏa căng thẳng và ngăn ngừa giận dữ, âu sầu là liều thuốc cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật nói chung và bệnh dạ dày nói riêng.
Ăn uống theo quy luật với định lượng vừa phải
Mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ, không để cơ thể quá đói hay quá no và chú ý dinh dưỡng phong phú. Thói quen ăn uống bừa bãi sẽ gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nhiều người khi xuất hiện cảm giác dạ dày khó chịu thì tự đi mua thuốc uống, có người lại cho rằng đó là bệnh vặt nên không bận tâm. Các chuyên gia Nhật Bản khuyến nghị, người từ 40 tuổi trở lên nên đi nội soi dạ dày, kiểm tra đường thực quản mỗi năm một lần để tránh phòng mắc bệnh về dạ dày nghiêm trọng.
Bình luận của bạn