- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Bệnh nhi 9 tuổi nguy kịch vì đái tháo đường type 1 nhiễm toan ceton (Ảnh: BV Nội tiết Trung ương)
12 biến chứng đái tháo đường mà có thể bạn không hay biết
Nên làm gì khi được chẩn đoán tiền đái tháo đường?
Người bệnh đái tháo đường cần làm gì để giữ đôi mắt sáng khỏe?
Đái tháo đường ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh thế nào?
Cụ thể, bệnh nhân nhi có tên là N.T.Đ (Nam Định) nhập viện với thể trạng gầy gò, cân nặng 24kg, da khô, môi se, tình trạng nhiễm trùng, bạch cầu cao lên tới 16,65 nghìn; Mạch 130 lần/phút; Huyết áp 100/60 mmHg. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thấy xuất hiện ceton niệu cao 3,9 mmol/L; Đường máu mao mạch 18,9 mmol/L; Chẩn đoán đái tháo đường type 1 nhiễm toan ceton.
Theo tìm hiểu tiền sử gia đình, trước đó khoảng 1 tháng bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều kèm sút 4kg không rõ nguyên nhân. Khoảng 3 ngày trước khi vào viện, trẻ bắt đầu mệt lả nhiều, đau bụng quanh rốn, người nhà đã đưa trẻ tới khám tại Bệnh viện Nhi Nam Định, tại đây các bác sỹ chẩn đoán trẻ mắc đái tháo đường type 1, theo dõi u tụy và chuyển trẻ lên tuyến Trung ương để xử trí tiếp.
Sau khi nhập viện Nội tiết Trung ương, trẻ đã được xử trí tích cực bằng việc tiêm isulin kiểm soát đường huyết, truyền dịch và kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Sau 1 ngày theo dõi và điều trị đường huyết của trẻ giảm xuống còn 10,3 mmol/L.
Hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tiếp xúc được, đường huyết được kiểm soát ổn định, không còn tình trạng mất nước, nhiễm trùng. Tuy nhiên, đường huyết vẫn được theo dõi và liều insulin được điều chỉnh, trẻ được hướng dẫn chế độ ăn để đạt mục tiêu đường huyết tối ưu và xác định phác đồ insulin sử dụng khi ra viện.
Đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ
Theo BS. Lê Quang Toàn – Trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ kèm theo các triệu chứng như: Khát nước, tiểu nhiều và thường xuyên; Đói nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân nhiều; Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh dễ rơi vào hôn mê nhiễm toan ceton và có thể tử vong.
Để phòng tránh nhiễm toan ceton, BS. Toàn khuyến cáo người bệnh đái tháo đường type 1 cần ăn uống và dùng insulin theo chỉ dẫn của thầy thuốc, đặc biệt không được bỏ tiêm insulin. Cần xét nghiệm ceton nước tiểu để phát hiện sớm biến chứng nhiễm toan ceton trong các trường hợp đường huyết quá cao > 15 mmol/L, có các triệu chứng nghi ngờ của nhiễm toan ceton như nôn, buồn nôn, đau bụng, khi có các bệnh nhiễm trùng nặng kèm sốt cao.
Trong trường hợp có ceton niệu dương tính và/hoặc mắc các bệnh nặng kèm theo người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để ngăn chặn sự xuất hiện các biến chứng, đặc biệt ở mắt, thận, các dây thần kinh, bàn chân... người bệnh đái tháo đường type 1 cần duy trì đường huyết ổn định lúc đói và sau bữa ăn.
Trần Lưu H+
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn