- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6-10 tuổi
Bệnh quai bị ở trẻ em phòng ngừa thế nào?
Cẩn thận nhầm lần giữa viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị
Trẻ bị dị ứng trứng có nên tiêm vaccine MMR?
Chăm sóc bệnh nhân quai bị tại nhà thế nào?
Nguy cơ bệnh quai bị trong mùa nóng
Quai bị do paramyxovirus còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai do virus quai bị, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Ở nước ta, bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất vào tháng 4-5 và trong môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Do đó, bệnh có thể trở thành dịch trong nhóm trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu chưa từng bị quai bị hoặc chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Vaccine phối hợp phòng sởi, quai bị và rubella
Những năm qua, dịch quai bị đã cơ bản được kiểm soát nhờ vaccine phòng quai bị (thường được phối hợp với vaccine sởi - rubella). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công tác tiêm chủng ít nhiều bị ảnh hưởng khi người dân ngại đến các cơ sở y tế và nơi đông người.
Bác sỹ Dư Tuấn Quy - Phó khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: “Chúng tôi e ngại rằng thời gian vừa qua, nhiều trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ mũi, dẫn đến không đạt hiệu quả phòng bệnh. Bệnh quai bị có thể quay lại, đặc biệt trong tháng 4-5 sắp tới”.
Biến chứng nguy hiểm do quai bị
Sau khi tiếp xúc với virus quai bị, cơ thể trải qua giai đoạn ủ bệnh khoảng 14-24 ngày (virus có thể lây lan trong giai đoạn này). Người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày, bệnh nhân có biểu hiện đau ở vùng tuyến bị sưng, da sưng căng bóng, không đỏ.
Bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp, nhưng thường nặng và để lại nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Bên cạnh các tổn thương ở tuyến nước bọt, bệnh nhân mắc quai bị có thể gặp các biến chứng sau:
Quai bị ở nam giới dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sinh sản
Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân quai bị đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. Trong trường hợp nặng, tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Viêm buồng trứng
Khoảng 7% bệnh nhân nữ mắc quai bị sau tuổi dậy thì có thể gặp biến chứng viêm buồng trứng, tuy ít khi dẫn đến vô sinh .
Viêm tụy cấp
Đây là biểu hiện nặng của quai bị, có thể xảy ra ở 3-7% ca bệnh. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.
Các tổn thương hiếm gặp
Quai bị có thể gây ra các biến chứng về thần kinh hoặc tim mạch như: Viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực…
Ở phụ nữ có thai
Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể bị sảy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Tiêm vaccine phòng quai bị là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị. Vaccine quai bị có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi (mũi 1 từ 12-15 tháng tuổi, mũi tiêm thứ 2 được thực hiện khi trẻ từ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn khi có dịch bệnh xảy ra).
Trẻ 7 tuổi trở lên và người lớn cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Vaccine quai bị là vaccine sống giảm độc lực, do đó không được tiêm cho phụ nữ có thai. Tốt nhất, chị em nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng, giúp cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bình luận của bạn