Cẩn thận nhầm lần giữa viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị

Viêm tuyến nước bọt mang tai và quai bị có những triệu chứng tương tự nhau

Trẻ bị dị ứng trứng có nên tiêm vaccine MMR?

Phòng ngừa vô sinh sau khi bị quai bị thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân quai bị tại nhà thế nào?

Ổ dịch quai bị trường tiểu học: Thêm 9 học sinh nhiễm bệnh

Để điều trị đúng bệnh, cần phân biệt rõ triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và quai bị.

Viêm tuyến nước bọt mang tai và quai bị là bệnh gì?

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Tuyến mang tai nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Viêm tuyến nước bọt mang tai là hiện tượng nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn hoặc virus.

Quai bị: Là một bệnh lý toàn thân nhưng biểu hiện tại chỗ ở tuyến mang tai do virus Paramyxoviridae gây ra.

Triệu chứng của bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Vùng tuyến nước bọt mang tai bị sưng to, sưng lan rộng ra góc hàm, tấy đỏ, khi nói hoặc nuốt thấy đau, có hạch viêm vùng mang tai.

Người bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có thể bị sốt 38 – 39 độ C.

Quai bị: Sau từ 14 - 24 ngày bị nhiễm virus, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, ăn uống kém, sốt, đau họng, đau hàm... Thêm nữa, mang tai của người bệnh lúc này có thể lần lượt bị sưng to dần từng bên trong khoảng 3 ngày. Vùng sưng lan tới má, dưới hàm, bệnh nhân có cảm giác đau nhưng vùng da sưng không nóng và không sung huyết (chảy máu).

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do nhiễm khuẩn Streptococcus viridans (một loại liên cầu khuẩn); Haemophilus influenzae (vi khuẩn gây viêm màng não); Streptococcus pyogenes; Escherichia coli (E.coli). Ngoài ra, nguyên nhân phát bệnh có thể là do viêm amidan, viêm lợi, mất bài tiết nước bọt trước đó. Hoặc có thể phát bệnh sau những thủ thuật gây mất nước, sau điều trị thần kinh. Những người bị rối loạn chức năng đề kháng với enzyme do viêm tụy cũng có khả năng mắc bệnh này.

Quai bị: Người bệnh bị nhiễm virus Paramyxoviridae, sau đó qua đường hô hấp, qua tuyến nước bọt và lây cho người khác.

Độ tuổi dễ mắc bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào.

Quai bị: Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh quai bị, nam dễ mắc hơn nữ. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi 10 - 19.

Mức độ lây bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Không có yếu tố dịch tễ (không lây lan và không có nhiều người mắc cùng một lúc).

Bệnh quai bị: Có thể lây lan trực tiếp qua dịch tiết của đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện trong các môi trường tập thể như trường học, bệnh viện... vào khoảng tháng 4, 5 hàng năm.

Biến chứng của bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Bệnh lành tính, chỉ tổn thương ở tuyến nước bọt, có thể tự khỏi. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

Quai bị: Nhiều biến chứng mà bệnh quai bị gây ra không thể ngăn chặn như viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm đa khớp...

Phương pháp điều trị bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Có thể dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, sưng, điều trị bổ sung các loại kháng enzyme. Ngoài ra bác sỹ cũng có thể tiêm kháng sinh và corticoid vào tuyến nước bọt cho người bệnh.

Quai bị: Trước hết, cần cách ly bệnh nhân kể từ lúc phát hiện bệnh. Cho bệnh nhân ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá. Về sinh hoạt, cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, làm ấm vùng bị sưng tấy, có thể uống paracetamol để giảm đau toàn thân. Đối với trường hợp bị viêm tinh hoàn, nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và hạn chế vận động.

Phương pháp phòng bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai: Hãy uống nhiều nước và chăm chỉ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng ít nhất hai lần một ngày.

Quai bị: Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vaccine phòng các bệnh sởi, quai bị khi còn nhỏ. Nếu phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều người, bạn nên tiêm 2 liều đến 3 liều theo chỉ dẫn của bác sỹ.

An Thu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp