Quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên - Ảnh minh họa
Cẩn thận nhầm lần giữa viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị
Trẻ bị dị ứng trứng có nên tiêm vaccine MMR?
Khám phá những loài "thủy quái" bí ẩn nhất thế giới dưới đáy đại dương
Bệnh quai bị - Phòng ngừa thế nào?
Quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ) do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, quai bị lây trực tiếp thông qua đường hô hấp như nước bọt ho, hắt hơi hoặc khi dùng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh.
Một số biểu hiện khi trẻ mắc quai bị:
- Giai đoạn khởi phát bệnh: Xuất hiện triệu chứng sốt 38-39 độ C, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém.
- Giai đoạn toàn phát: Sau sốt 24- 48h sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả 2 bên, ít gặp sưng chỉ 1 bên). 2 bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ). Da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, sờ nóng, đau, nước bọt ít.
- Giai đoạn lui bệnh: Người bệnh thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày, hạch sưng kéo dài hơn tuyến một chút. Đa số bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng).
Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Đặc biệt, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy…
Cách phòng ngừa bệnh quai bị cho trẻ hiệu quả
Để chủ động phòng bệnh quai bị cho trẻ, cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác.
- Đảm bảo không gian nhà ở, lớp học luôn sạch sẽ, thông thoáng; Vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ.
- Khi trẻ bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho người khác.
- Hiện nay, cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine. Trẻ em từ 12 tháng tuổi nên tiêm ngừa quai bị để cơ thể miễn dịch với bệnh trong một thời gian dài, hoặc miễn dịch suốt đời. Trường hợp những người đã tiếp xúc với người bệnh quai bị mà chưa tiêm vaccine phòng bệnh thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý cần tiêm vaccine quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Bình luận của bạn