- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình quả lê, nằm ngay dưới gan
Sỏi mật là gì và chúng có nguy hiểm hay không?
Nước chanh có giúp hỗ trợ loại bỏ sỏi mật hay không?
Cẩn thận các thực phẩm có thể kích hoạt cơn đau túi mật
Muốn bảo vệ túi mật, phòng ngừa sỏi mật nên ăn uống thế nào?
Túi mật có vai trò gì?
Nhiệm vụ của túi mật là lưu trữ và tập trung dịch mật, một chất lỏng màu vàng - xanh lá cây được sản sinh trong gan. Dịch mật được giải phóng vào ruột non thông qua các ống mật, giúp hỗ trợ cơ thể tiêu hóa các chất béo trong thực phẩm.
Nếu vì một lý do nào đó, dịch mật trong túi mật bị cô đặc lại, sỏi mật có thể được hình thành từ các tinh thể calci, cholesterol và sắc tố mật bilirubin.
Sỏi mật và các cơn đau do sỏi mật
Sỏi mật là một tình trạng khá phố biến. Các nhà khoa học ước tính, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh, trong khi 6 nam giới thì có 1 người bị sỏi mật. Những phụ nữ đang mang thai, người bị béo phì, đái tháo đường, người vừa giảm cân nhanh và có chế độ ăn nhiều chất béo… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật.
Người bị sỏi mật có thể cảm thấy đau bụng, đầy hơi, khó chịu...
Nhiều người chỉ có 1 viên sỏi duy nhất trong túi mật, trong khi có những người lại hình thành nhiều viên sỏi nhỏ, khiến túi mật bị giãn to. Thông thường, sỏi mật sẽ không gây ra triệu chứng nghiêm trọng nào, trừ khi viên sỏi có kích thước quá lớn, hoặc sỏi lọt vào và bị tắc lại trong các ống dẫn mật. Lúc này, người bệnh có thể bị đau quặn bụng, ứ tắc dịch mật, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng...
Các dấu hiệu cảnh báo cơn đau do sỏi mật
Các cơn đau bụng do sỏi mật thường diễn ra theo từng đợt, khiến bạn lăn lộn trong vài giờ trước khi cảm thấy khá hơn. Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng trên, bên phải và có thể lan tới giữa hai bả vai và xảy ra sau khi ăn các món ăn giàu chất béo. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn, khó tiêu và đầy hơi, không thể dung nạp tốt các món ăn giàu chất béo.
Trong trường hợp viên sỏi mật gây tắc nghẽn ống mật, người bệnh có thể bị sốt cao, cơn đau không thuyên giảm, cảm thấy ớn lạnh, run rẩy và xuất hiện triệu chứng vàng da. Hãy đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Phải làm gì khi nghi ngờ mình mắc bệnh sỏi mật?
Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh sỏi mật, hãy thử hỏi bác sỹ về việc xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng gan, mức cholesterol trong cơ thể, hoặc siêu âm. Nếu thực sự viên sỏi mật đang gây viêm túi mật nghiêm trọng, các bác sỹ có thể đề nghị bạn tiến hành phẫu thuật cắt túi mật.
Sau khi cắt bỏ túi mật, dịch mật sẽ chảy liên tục, trực tiếp từ gan vào ruột, do đó sau cắt túi mật người bệnh có thể bị đi ngoài trong một vài ngày. Hoặc người bệnh có thể cảm thấy đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy… sau khi ăn các món giàu chất béo do thiếu dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, sau cắt túi mật sỏi mật vẫn có thể tái phát trở lại ở đường dẫn mật và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và ngăn tái phát sỏi mật sau phẫu thuật, bạn nên hạn chế các chất béo trong thực phẩm, nên có lối sống lành mạnh, giảm cân từ từ và tập thể dục thường xuyên.
Vi Bùi H+ (Theo Stuff)
Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, viêm túi mật, cải thiện các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, phòng ngừa sỏi tái phát sau phẫu thuật cắt túi mật.
Bình luận của bạn