Bệnh than: Hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm

Bệnh than trên da có thể điều trị bằng kháng sinh

Làm sao khắc phục tình trạng da mẩn đỏ, viêm da?

Trẻ nhỏ bị viêm dạ dày ngày càng nhiều: Nguyên nhân vì sao?

Làm dịu viêm da dị ứng với kem Eczestop

Nên làm gì để giảm ngứa da đầu?

Nhận biết 8 triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi

Con đường lây nhiễm than

Vi khuẩn Bacillus Anthracis gây bệnh than có thể tồn tại trong đất tới 48 năm và khó bị tiêu diệt. Động vật nuôi và động vật hoang dã như gia súc, cừu, dê, linh dương, và hươu nai có thể bị nhiễm bệnh than khi chúng ăn, hít, nuốt phải các bào tử vi khuẩn trong đất, cây cỏ hay nguồn nước nhiễm khuẩn.

Bạn có thể nhiễm bệnh than khi tiếp xúc trực tiếp với bào tử bệnh than. Khi bào tử bệnh than xâm nhập vào cơ thể bạn và kích hoạt, vi khuẩn sinh sôi, lây lan và tạo ra độc tố, gây hại cho da, đường ruột và phổi, thậm chí tử vong. Ngoài ra, bạn có thể tiếp xúc gián tiếp với vi khuẩn than thông qua động vật, sản phẩm từ động vật như:

- Tiếp xúc với động vật chăn thả, gia súc, động vật hoang dã bị nhiễm bệnh

- Tiếp xúc với các sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh như lông hoặc da

- Hít phải bào tử than trong quá trình chế biến các sản phẩm động vật bị hoại tử

- Ăn thịt chưa nấu chín từ động vật bị nhiễm bệnh (bệnh than qua đường tiêu hóa)

Người bệnh đái tháo đường, đề kháng kém cần cẩn trọng với bệnh than (Ảnh: BV Việt Đức)

Phân loại và các triệu chứng phổ biến của bệnh than

Thông thường, bệnh than thường ủ bệnh trong vòng 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng. Tùy theo khu vực nhiễm trùng, bệnh than có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau như:

Bệnh than lây nhiễm qua da

Khi các bào tử than xâm nhập vào da thông qua vết thương hở, vết xước trên da. Đây là loại bệnh than phổ biến nhất, nhẹ, không gây tử vong và có thể điều trị bằng kháng sinh. Các triệu chứng của bệnh than qua da bao gồm: Ngứa, sưng tấy, phồng rộp như vết côn trùng cắn. Vết loét thường xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, không gây đau đớn và hình thành đốm đen ở trung tâm.

Bệnh than đường lây nhiễm qua đường tiêu hóa

Loại bệnh than này xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh than qua đường tiêu hóa bao gồm nôn mửa, sốt, chán ăn, đau họng, sưng cổ, đau đầu và đau bụng. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị bệnh than có thể bị tiêu chảy ra máu.

Bào tử than sinh sôi và phát triển nhanh

Bệnh than lây nhiễm qua phổi

Loại bệnh than này xâm nhập vào cơ thể bằng cách hít bào tử bệnh than. Các chuyên gia cho rằng đây là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất, không thể điều trị và thường gây tử vong. Dấu hiệu ban đầu bao gồm sốt, đau họng, đau cơ và mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, đau ngực. Khi bào tử than lan rộng lên đường hô hấp, người bệnh có thể bị đau họng, ho ra máu, khó thở, sốt cao.

Bệnh than lây nhiễm qua kim tiêm

Đây là hình thức lây nhiễm mới được phát hiện. Bào tử than phát triển ở những khu vực tiêm chích các chất độc hại và bất hợp pháp vào cơ thể. Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan ra khắp cơ thể nhanh hơn và khó để nhận biết, điều trị. Ban đầu, bệnh than biểu hiện sưng đỏ khu vực tổn thương, sau đó vi khuẩn sinh sôi, gây ra viêm màng não và suy nội tạng.

Rủi ro sức khỏe của bệnh than

Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh than có thể điều trị và phục hồi. Tùy vào loại bệnh than sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau: Bệnh than qua da được điều trị bằng kháng sinh, bệnh than qua phổi cần được chăm sóc y tế đặc biệt. FDA đã phê duyệt vaccine điều trị than và cho phép sử dụng thuốc này kết hợp với các thuốc kháng khuẩn thích hợp để điều trị khuẩn than.

Phạm Mơ H+ (Theo The Health Site)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm