Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính có tỷ lệ tăng nhanh nhất Việt Nam hiện nay
Cải xoăn: Đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, cườm nước… có thể là những biến chứng nghiêm trọng về mắt do bệnh đái tháo đường gây ra. Cải xoăn là 1 nguồn lutein, giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt do biến chứng của bệnh đái tháo đường. Thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B, sắt và calci.
Các loại hạt: Các loại hạt giúp cải thiện lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ... có chứa đầu đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn uống còn giúp người bệnh ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng đái tháo đường.
Đậu đũa: Ăn đậu đũa thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim. Đậu đũa là nguồn chất xơ cực tốt, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn, đậu đũa cũng giúp ổn định được lượng đường trong máu.
Lúa mạch: Lúa mạch cũng là 1 loại thực phẩm cực tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Lúa mạch giúp bạn có cảm giác no lâu và giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, thực phẩm này cũng giúp làm tăng mức độ calci trong cơ thể.
Bột yến mạch: Thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2. Hiệp hội bệnh đái tháo đường Mỹ cũng đã khuyến cáo những người bị bệnh đái tháo đường nên ăn các loại ngũ cốc như yến mạch. Các chất xơ hòa tan trong những thực phẩm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ hòa tan trong yến mạch sẽ giúp loại bỏ cholesterol xấu và duy trì các cholesterol tốt mà cơ thể cần.
Cá hồi: Là một nguồn phong phú các acid béo omega-3, chất béo lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, thu nhỏ vòng eo, giảm viêm và cải thiện tình trạng kháng insulin. Cá hồi cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt cho cơ thể.