Bệnh trĩ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày
3 cách chữa bệnh trĩ theo dân gian hiệu quả
Đi ngoài ra máu tươi "báo động đỏ" của bệnh trĩ
Trĩ ngoại và cách điều trị bệnh trĩ ngoại
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp tự nhiên
Ai cũng có nguy cơ mắc trĩ
Cấu tạo cơ thể người, ai cũng có búi trĩ. Chỉ cần một yếu tố chủ quan hay khách quan tác động, búi trĩ sinh lý có thể trở thành bệnh trĩ.
Không phải ai bị bệnh trĩ cũng bị đau
Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Sa búi trĩ thường xảy ra sau một thời gian bạn bị đại tiện chảy máu. Lúc đầu, sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác: Đau khi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng đau, rát chỉ xảy ra khi tình trạng bệnh nặng lên.
Khi bị trĩ nặng bạn thường bị đau hậu môn khi đi vệ sinh
Bệnh trĩ có 2 loại
Trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội là bệnh mà các búi trĩ xuất phát từ các đám rối mạch máu tĩnh mạch ở bên trong hậu môn. Bạn thường không thể nhìn thấy chúng và không cảm thấy các triệu chứng. Tuy nhiên trĩ nội thường dễ gây ra biến chứng như tắc mạch, chảy máu. Trĩ ngoại là bệnh trĩ mà các búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược, người bệnh có thể nhìn thấy bũi trĩ dễ dàng bằng mắt thường. Bệnh nhân bị trĩ ngoại thường không hoặc ít khi bị chảy máu.
Nên đi khám ngay nếu có dấu hiệu bệnh trĩ
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác, như đại tràng, ung thư trực tràng và các bệnh khác có nhiều triệu chứng tương tự bệnh trĩ. Hãy gặp bác sỹ nếu bạn có các triệu chứng như sau:
- Chảy máu khi đi ngoài
- Phân có màu đen
- Xuất hiện một u mềm ở cửa hậu môn
Khi phát hiện các triệu chứng bệnh trĩ bạn nên đi khám ngay để tránh bệnh nặng lên
Táo bón là yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
Khi bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén lên trực tràng khiến tĩnh mạch ở dưới niêm mạc phải chịu áp lực và gây cản trở cho quá trình lưu thông máu. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Trĩ không biến chứng thành ung thư
Nhiều người bị bệnh trĩ sẽ có các triệu chứng táo bón, đi ngoài ra máu tươi thành giọt hay thành tia. Khi bệnh chuyển nặng sẽ có hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn gây ra tình trạng khó chịu. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi bệnh nặng sẽ bị mất máu nhiều gây ra tình trạng thiếu máu. Mặc dù là bệnh gây khó chịu và xảy ra ở vùng nhạy cảm nhưng theo các chuyên gia thì bệnh trĩ không biến chứng thành ung thư nên người bệnh không cần quá lo lắng.
Tư thế đi vệ sinh ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh trĩ
Tư thế đi vệ sinh rất quan trọng. Tư thế ngồi không đúng cách sẽ khiến cho việc đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng nhiều, có thể khiến cho áp lực lên vùng hậu môn tăng cao mỗi khi đi đại tiện. Lâu dần sẽ gây tụ máu nhiều tại vùng hậu môn, vùng hậu môn sưng phồng, từ đó có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ tăng cao.
Tư thế đi vệ sinh đúng cách đó là ngồi xổm 1 góc 35 độ. Đối với tư thế ngồi này sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh trĩ và rất phù hợp đối với những đối tượng đang mắc bệnh trĩ.
Tư thế ngồi vệ sinh không đúng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới bệnh trĩ
Kem thoa trĩ không có tác dụng trị bệnh
Các loại kem thoa trĩ (hemorrhoid cream) có bán tại các hiệu thuốc nhưng loại kem này chỉ có công dụng giảm đau trong một lúc mà thôi, không phải là thuốc trị bệnh.
Thực phẩm cay gây ra trĩ?
Trĩ hình thành do áp lực lên tĩnh mạch gần hậu môn. Nói cách khác là do áp lực lên mạch máu, không phải do quá trình chuyển hóa của cơ thể. Một báo cáo về điều trị trĩ đăng tháng 9/2014 trên tạp chí New England Journal of Medicine đã lưu ý rằng một thử nghiệm lâm sàng cho thấy những triệu chứng trĩ không hề trở nên nặng hơn ở những người thường xuyên ăn ớt.
Bình luận của bạn