- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Bệnh túi mật có thể gây nhiều ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa trong cơ thể
Bạn đã biết gì về bệnh túi mật và các triệu chứng bệnh?
Bệnh túi mật: Chẩn đoán và điều trị thế nào?
Những điều cần biết về bệnh sỏi mật
Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật
Chế độ ăn chống viêm túi mật
Chế độ ăn chống viêm túi mật bao gồm nhiều loại rau củ và các sản phẩm tươi sống khác nhằm kiểm soát cân nặng, cân bằng nội tiết tố và làm giảm sự viêm nhiễm. Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột và các thực phẩm chứa nhiều chất xơ (30 – 40 gr/ngày). Các thực phẩm này bao gồm sữa lên men kefir, quả bơ, các loại rau xanh, cà chua, khoai lang, chuối, củ cải, atiso, các loại hạt, hạt mầm,...
Bổ sung các loại chất béo lành mạnh chưa tinh chế như dầu olive, dầu dừa. Tiêu thụ các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây, thịt bò hữu cơ, cá và bột protein,… cũng là các thực phẩm giúp chống viêm túi mật.
Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa để túi mật hoạt động tốt hơn
Để tránh các vấn đề túi mật, cần hạn chế các loại thực phẩm chiên rán nhiều chất béo chuyển hóa (trans fat); các loại thức ăn nhanh; thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích nhiều muối; các thực phẩm nhiều đường;… Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối và đường có thể làm trầm trọng các vấn đề túi mật.
Ngoài ra, bạn không nên ăn kiêng quá mức, cắt giảm toàn bộ chất béo trong bữa ăn vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Tập thể dục
Một số bài tập yoga có thể giúp duy trì túi mật khỏe mạnh
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh sỏi mật do hoạt động thể chất thường xuyên có lợi cho sự cân bằng nội tiết tố, giảm viêm, tăng cường hệ tiêu hóa và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo tập thể dục vừa phải từ 30 – 60 phút/ngày có thể có lợi cho sức khỏe túi mật.
Cân bằng nội tiết tố tự nhiên
Theo các chuyên gia, hormone estrogen có thể là nguyên nhân khiến bệnh sỏi mật phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới, đặc biệt là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh và bị thừa cân, béo phì. Bạn có thể kiểm soát, cân bằng hormone estrogen trong cơ thể bằng cách tập thể dục, giảm căng thẳng, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong môi trường xung quanh.
Cẩn thận với các loại thuốc đang sử dụng
Nếu bạn đang sử dụng thuốc, kể cả thuốc tránh thai, thuốc bổ sung hormone hoặc thuốc hạ cholesterol, hãy trao đổi với bác sỹ nếu những loại thuốc này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh túi mật.
Vi Bùi H+ (Theo Draxe)
Thông tin thêm cho bạn: Thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược truyền thống giúp hỗ trợ cho người mắc các bệnh túi mật.
Bình luận của bạn