Bệnh ù tai và cách điều trị

Bệnh ù tai có thể khiến bạn bị rối loạn trí nhớ, trầm cảm...

Ù tai do ngạt mũi kéo dài phải làm sao?

Suy giảm thính lực và cách điều trị hiệu quả

Nguy cơ suy giảm thính lực từ thói quen đeo tai nghe mỗi ngày

Liệu pháp thiên nhiên: Giải pháp mới cho ù tai, suy giảm thính lực

Nguyên nhân dẫn đến ù tai

Hiện tượng ù tai có thể liên quan đến các bệnh ở tai như viêm tai giữa, xơ hóa tai, xốp xơ tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai,… Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ù tai gồm:

Tuổi tác: Có khoảng 30 – 50% người ở độ tuổi từ 65 trở lên bị suy giảm chức năng thính giác. Nghe kém có thể gây ù tai, ảnh hưởng đến cuộc sống của người lớn tuổi.

Bệnh lý vùng tai mũi họng: Người bị viêm họng, viêm xoang mũi, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tai… dễ bị ù tai.

Dùng thuốc không đúng cách: Việc tự mua thuốc điều trị có thể vô tình gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thính giác. Một số người bị ù tai là do sử dụng các loại thuốc độc gây hại cho tai khi dùng liều cao như aspirin, gentamicin, streptomycin,…

Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài:  Những âm thanh lớn từ các thiết bị máy móc có thể khiến bạn không chỉ đau đầu mà còn bị ù tai. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần với dàn âm thanh lớn trong các sân khấu ca nhạc, đeo tai nghe quá lâu có thể cũng gây ra những tổn thương đến thính giác nặng nề.

Nghe nhạc với âm lượng quá lớn trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ bị ù tai

Quá nhiều ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai bằng cách giữ bụi bẩn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều, nó trở nên quá khó để rửa sạch tự nhiên, gây giảm thính lực hoặc kích ứng màng nhĩ, có thể dẫn đến chứng ù tai.

Sử dụng chất kích thích: Sử dụng thường xuyên các chất kích thích như cà phê, rượu, bia đều dẫn đến suy giảm thính giác và ù tai. Ngoài ra, hút thuốc lá ảnh hưởng lớn đến các tế bào trong tai.

Stress, trầm cảm (Rối loạn tâm lý): Các triệu chứng này thường liên kết với chứng ù tai và càng kéo dài, hiện tượng ù tai càng trở nên trầm trọng hơn. 

Ngoài ra, nguyên nhân gây ù tai còn do những chấn thương vùng cổ, các bệnh liên quan đến rối loạn mạch máu như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, các khối u ở đầu hoặc cổ…  hoặc do rối loạn chuyển hóa: Bệnh tuyến giáp, tăng lipid máu, thiếu vitamin B12, thiếu máu do thiếu sắt…

Cách điều trị như thế nào?

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây mỗi khi cơn ù tai tức thời kéo đến:

 - Đặt hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho hai tai có cảm giác nóng lên. Sau đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần.

- Gõ trống tai bằng cách úp lòng bàn tay vào hai bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau, hơi khum lại, ấn thành nhịp một nặng một nhẹ, làm như vậy 30 lần. Sau đó dùng hai ngón trỏ và giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần.

- Thư giãn – tập thể dục: Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh xa stress và căng thẳng, thường xuyên massage toàn thân, ngủ nghỉ điều độ sẽ phần nào giúp giảm ù tai. Hãy tham khảo những bài tập yoga giúp thư giãn, tham gia các môn thể thao như bơi lội, đi bộ cũng giúp ích cho sức khoẻ thính giác, cải thiện chứng ù tai.

- Sử dụng các thiết bị trợ thính kết hợp với bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng thính giác, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tai.

Đối với những người vừa chớm có hiện tượng ù tai nên biết cách tự bảo vệ mình bằng cách: Không nghe hoặc hạn chế tiếp xúc lâu trong môi trường có âm thanh lớn, chói tai; Trong trường hợp bất khả kháng, hãy nút tai bằng bông. Trong sinh hoạt, bạn nên tránh nghe nhạc, xem tivi với mức âm lượng lớn; Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và tăng cường tập thể dục, duy trì lối sống lành mạnh.

Hiện nay, nhiều bác sỹ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để điều trị ù tai và tăng cường thính lực. Trong đó, sản phẩm được ưa chuộng có thành phần chính là cây cối xay kết hợp với các thảo dược quý khác giúp tăng tuần hoàn, cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm ở tai, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa ù tai và suy giảm thính lực, cải thiện sức nghe, đặc biệt đối với người cao tuổi, người làm việc trong môi trường tiếng ồn.

Đông Nhân H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng