Bệnh viện Nhi đồng 2 từng tiếp nhận và điều trị thành công nhiều ca hóc dị vật
COVID-19 bất ngờ tăng trở lại, Bộ Y tế ra công văn khẩn
Tương lai của y tế nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập WHO
Bệnh viện Tâm thần Trung ương I có cán bộ điều hành mới
Sản phụ mang thai 3 hiếm gặp, lần đầu nối lại 2 cẳng chân đứt rời
Bệnh viện Nhi đồng 2 cứu bé gái nhiễm trùng máu do hóc xương lươn
Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cứu sống bé gái 10 tháng tuổi nguy kịch do mắc xương lươn. BS.CKI Nguyễn Hiền - khoa Ngoại tổng hợp cho biết, đơn vị từng tiếp nhận và điều trị thành công nhiều ca hóc dị vật, nhưng đây là một trong những trường hợp hóc dị vật nguy hiểm đến tính mạng.
Người nhà cho biết bé bị sốt, ho, thở mệt, kèm ói sau ăn cháo lươn. Ba ngày sau, các triệu chứng nặng dần, bé được đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 2, diễn tiến nặng rất nhanh, suy hô hấp, nhiễm trùng máu, phải thở máy, truyền dịch và dùng kháng sinh phổ rộng. Trong quá trình mổ nội soi lồng ngực, các bác sỹ phát hiện hai mảnh xương lươn sắc nhọn nằm trong ổ áp xe. Dị vật này làm thủng thực quản, xuyên vào trung thất đến khoang màng phổi.
Sau khi lấy dị vật, các bác sỹ bơm rửa, dẫn lưu trung thất, đặt ống thông để đưa sữa và thức ăn lỏng vào dạ dày nuôi trẻ. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng trung thất diễn tiến nặng, bệnh nhi tiếp tục thở máy, dùng kháng sinh. Khi nhiễm trùng được kiểm soát, các bác sĩ khâu lại lỗ thủng, bơm rửa trung thất và màng phổi nhiều lần. Sau 3 tháng, hiện sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục và được xuất viện.
Bác sĩ khuyến cáo đối với những thực phẩm có xương hoặc vỏ, thực phẩm dạng hạt, gia đình cần cẩn thận khi chế biến, rây lọc kỹ. Nếu nghi ngờ trẻ hóc dị vật, nên đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trung tâm Y tế huyện nuôi dưỡng cặp song sinh nặng 1,4kg suy hô hấp
Các bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) nuôi dưỡng thành công cặp song sinh chào đời ở tuần thai thứ 33. khi mới chào đời, hai bé trai khóc to, nhưng sau đó yếu dần, tím môi.
Cặp song sinh được chuyển sang khoa Nhi cấp cứu do trẻ tự thở yếu, tím tái, nồng độ oxy trong máu (SpO2) thấp, rút lõm lồng ngực. Bác sỹ chẩn đoán trẻ nguy cơ nhiễm trùng cao, chỉ định dùng kháng sinh sớm, chăm sóc trong lồng ấp, nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch.
Ngày thứ 3 sau sinh, hai bé có biểu hiện nhiễm trùng tăng, hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm, chướng bụng, dịch dạ dày nâu đen, được chẩn đoán viêm ruột. May mắn, sau hai tuần điều trị tích cực, hai bé được ra khỏi lồng ấp, không cần hỗ trợ thở oxy. Bác sỹ Phạm Công Việt - Trưởng khoa Nhi cho biết đây là lần đầu tiên đơn vị nuôi sống trẻ song sinh suy hô hấp, nhẹ cân.
Phẫu thuật bóc tách khối u mỡ xâm lấn sâu vùng cổ, hàm mặt
Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã bóc tách thành công khối u mỡ lớn kích thước 4x8x25cm, xâm lấn sâu vùng cổ, vùng hàm mặt cho nam bệnh nhân 58 tuổi. Người bệnh không nhớ rõ khối u mỡ tại cổ phát triển từ lúc nào, nhưng vài năm trở lại đây, khối u mỡ phát triển nhanh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ đã hội chẩn và nghĩ nhiều người bệnh bị bệnh Madelung. Đây là bệnh về da đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ sâu và rộng đối xứng ở những vùng da đầu, cổ. BSCKII. Vũ Văn Thanh – Trưởng khoa Răng hàm mặt Bệnh viện cho biết, các bác sỹ đã phải mất rất nhiều thời gian mới có thể bóc tách và cắt bỏ khối u mỡ cho người bệnh.
Hiện sức khỏe người bệnh ổn định, vết mổ khô và đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên
Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân với sự phối hợp chuyển giao kỹ thuật từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Người bệnh được ghép tế bào gốc là nữ bệnh nhân 57 tuổi, bị đau tủy xương.
Với sự chuyển giao kỹ thuật từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cùng sự phối hợp hỗ trợ nhịp nhàng, đồng bộ của khoa Nội thần kinh - Cơ xương khớp - Huyết học lâm sàng và các khoa chức năng của Bệnh viện Đà Nẵng, ca ghép tủy cho bệnh nhân đã được thực hiện thành công vào ngày 21/2/2023.
Trong hơn 1 tháng rưỡi qua, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát, chăm sóc tích cực trong khu vô trùng, có hiện tượng sốt, tiêu chảy nhưng sau đó hoàn toàn ổn định. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, ăn uống đi lại bình thường và có thể xuất viện. Việc lần đầu ghép thành công tế bào gốc tự thân đã mở ra hướng đi mới và hy vọng chữa khỏi bệnh cho người mắc các bệnh lý ác tính.
Bình luận của bạn