- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Nhiễm toan ketone là tình trạng nghiêm trọng, là biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường type 2
Quên uống thuốc đái tháo đường phải làm sao?
Các bài tập giúp ngừa cắt cụt chân do đái tháo đường
Những lưu ý khi tập thể dục cho người bệnh đái tháo đường
6 nguyên tắc phòng loét bàn chân cho người bệnh đái tháo đường
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Đúng là những người bị bệnh đái tháo đường type 1 lâu năm có nguy cơ bị nhiễm toan ketone (ketoacidosis) cao hơn. Đây cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường type 1.
Bệnh đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn dịch, còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin – là hormone đóng vai trò "vận chuyển" đường vào trong tế bào, để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự "tấn công" các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy, khiến cho người bệnh phải tiêm insulin để bù đắp lại sự mất mát của loại hormone quan trọng này. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, đường không vào được tế bào nên tích tụ lại trong máu, đó là lý do đường huyết của người bệnh đái tháo đường luôn ở mức cao.
Song song với đó, tế bào không có đường trở nên “đói” năng lượng, cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách phá vỡ các chất béo thành ketone làm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, ketone là acid và điều đó khiến máu có tính acid (tính toan). Một lý do khác khiến máu của người bệnh đái tháo đường type 1 có tính acid là do lượng đường trong máu cao khiến người bệnh bị mất nước do đi tiểu nhiều. Tình trạng mất nước khiến cho thận gặp khó khăn trong việc lọc bỏ acid trong máu. Đó là lý do khiến người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị nhiễm toan ketone.
Các triệu chứng nhiễm toan ketone bao gồm: Nôn, đau bụng, đi tiểu nhiều, khát nước cực độ và khô miệng. Nhiễm toan ketone luôn đi kèm với tình trạng mất nước. Khi nồng độ ketone trong máu tăng lên, bạn sẽ gặp tình trạng thở chậm, sâu và hơi thở có mùi trái cây lên men. Khi tình trạng nhiễm toan ketone trở nên nghiêm trọng, bạn có thể bị tụt huyết áp, hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhiễm toan ketone là tình trạng cấp cứu, cần phải được điều trị tại bệnh viện . Biến chứng này thường xảy ra ở những người bệnh đái tháo đường type 1 ngưng sử dụng insulin hoặc dùng insulin với liều quá thấp. hoặc khi người bệnh đang gặp phải biến chứng nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật - khi mà cơ thể cần nhiều insulin hơn bình thường. Nhiễm toan ketone hiếm khi xảy ra ở những người mắc đái tháo đường type 2.
Bạn có thể phòng ngừa nhiễm toan ketone bằng cách: Tiêm insulin đầy đủ, ăn uống khoa học và tập thể dục theo hướng dẫn của bác sỹ. Bạn cũng nên kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nếu thấy đường huyết cao quá mức an toàn, hãy đến bệnh viện để làm xét nghiệm ketone trong nước tiểu. Nếu bạn quản lý bệnh đái tháo đường đúng cách, bạn có thể không bao giờ gặp phải tình trạng nhiễm toan ketone nguy hiểm.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.
Kim Chi H+
Nhiễm toan ketone là một trong số nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, xảy ra khi đường huyết tăng cao quá mức. Để phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường, ngoài thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp với vận động thể lực thường xuyên, bạn cũng có thể sử dụng thêm những sản phẩm bổ trợ chẳng hạn như Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường để phòng ngừa và cải thiện biên chứng do đái tháo đường gây ra.
Bình luận của bạn